Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phải biết kích thích đội ngũ giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

GĐ TT GDTX luôn phải huy động tiềm năng sức mạnh và sự đoàn kết ở mỗi người giáo viên (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

1. Giám đốc (GĐ) Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (TT GDTX) là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của TT và chịu trách nhiệm trước cấp trên về sự điều hành đó.
Theo đó, GĐ TT GDTX có nhiệm vụ: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của TT; Tổ chức quản lý lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên và công nhân viên; Thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân ngoài TT để tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ về mọi mặt… Hiện nay, giáo viên ở các TT GDTX rất ít, có hai lực lượng cơ hữu và thỉnh giảng nhưng năng lực lại hạn chế. Việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết là hết sức cần thiết. Muốn vậy, GĐ cần huy động được tiềm năng của mỗi người, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
2. Trong nhiều phương pháp quản lý sư phạm (phương pháp hành chính, phương pháp phân tích sư phạm, phương pháp kích thích kinh tế… ), không có phương pháp nào hơn, phương pháp nào kém, chỉ có vấn đề sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng quản lý nhằm tập hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên gắn bó với TT. PGS.TS. Tô Bá Trượng, Chuyên viên của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, người chuyên nghiên cứu về GDTX cho rằng: “Là người quản lý TT GDTX, hơn ai hết GĐ cần thấy rõ vai trò của tập thể sư phạm, mối quan hệ giữa các thành viên với tập thể và những việc cần làm để xây dựng, củng cố, phát triển tập thể sư phạm”. Do đó, để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên, GĐ phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, đối xử công bằng, dân chủ với tất cả giáo viên đặc biệt là giáo viên thỉnh giảng. Hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các TT GDTX phần lớn là giáo viên thỉnh giảng nên nhiệm vụ và thái độ của GĐ là làm sao gắn kết hai lực lượng này thành một tập thể đoàn kết, thống nhất, không phân biệt giáo viên cơ hữu hay giáo viên thỉnh giảng. 
3. GĐ luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng các tổ chức đoàn thể, quần chúng trong nhà trường, tạo ra mối quan hệ tốt và phát huy tác dụng của hội cha mẹ học viên, các tổ chức xã hội khác.
Ngoài ra, GĐ cần tôn trọng người học, thương yêu học viên và luôn có tấm lòng quảng đại, bao dung, kiên trì trong giáo dục học viên. Đầu vào đa dạng nhiều độ tuổi, nhiều thành phần có tâm sinh lý và trình độ học vấn so le luôn là gánh nặng đối với đội ngũ giáo viên. Nếu không có tấm lòng và sự kiên trì thì việc giảng dạy khó đạt được kết quả cao.
TS. NINH VĂN BÌNH
(Trưởng phòng Phòng GD-ĐT Q. Phú Nhuận)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)