Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phải sử dụng hiệu quả nhất vốn đầu tư công

Tạp Chí Giáo Dục

Thng Phm Minh Chính đã ch đo như vy ti Hi ngh trc tuyến toàn quc v thúc đy đu tư công (ĐTC) năm 2024…


Ông Nguyn Văn Thng – B trưng Giao thông Vn ti kim tra tiến đ các d án cao tc qua đa phn tnh Qung Bình và Hà Tĩnh

Nhiu đa phương có t l gii ngân trên 50%

Báo cáo về tình hình phân bổ, giải ngân vốn ĐTC 6 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết, tổng kế hoạch ĐTC vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2024 được Quốc hội quyết nghị phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là hơn 669.264 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 236.915 tỷ đồng (vốn trong nước là hơn 216.915 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20.000 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương là hơn 432.348 tỷ đồng.

Đến ngày 10-7-2024, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng giao.

Về thực hiện và giải ngân, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30-6 là 196.669 tỷ đồng – đạt 29,39% kế hoạch; giải ngân nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội là 4.781,7 tỷ đồng – đạt 78,23% kế hoạch, Chương trình mục tiêu quốc gia là 9.644,6 tỷ đồng – đạt 35,43% kế hoạch.

Thủ tướng đã giao 669,3 ngàn tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho bộ, cơ quan và địa phương đạt 100% kế hoạch vốn năm 2024 đã được Quốc hội phân bổ.

Tỉ lệ giải ngân vốn ĐTC 6 tháng đầu năm đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng giao (gần 200 ngàn tỷ đồng). Một số bộ, cơ quan và địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn ĐTC tốt như: Đài Truyền hình Việt Nam (100%); Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (90,07%); Nam Định (58,75%); Thanh Hóa (56,83%); Lào Cai (54,23%); Phú Thọ (51,02%)…

Giải ngân nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đạt 78,23% kế hoạch (4,8 ngàn tỷ đồng); 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt 35,43% kế hoạch (9,6 ngàn tỷ đồng).

“Nhiều dự án, nhất là dự án quan trọng quốc gia và dự án của các địa phương đang được triển khai với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “thi công 3 ca, 4 kíp”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”…”, ông Dũng nhấn mạnh.

Riêng tại TP.HCM, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP – thừa nhận, đến nay TP.HCM mới giải ngân được 14,5%, tiến độ chậm hơn mục tiêu. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có những việc dù UBND TP, các tổ công tác họp nhiều lần nhưng vẫn chưa giải quyết xong. Những vướng mắc này gồm quy hoạch, đất đai, bồi thường, tái định cư, thủ tục dự án, quyết toán… Có 189 vấn đề đang tồn tại, tháo gỡ. UBND TP đã phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị với mốc thời gian rõ ràng. Bên cạnh đó, UBND TP cũng thành lập tổ chuyên trách để đôn đốc công việc hàng ngày.

Ông Mãi phân tích thêm, trong số 79 ngàn tỷ đồng vốn ĐTC năm 2024 có 28 ngàn tỷ đồng là các dự án mới phải có thời gian chuẩn bị cộng với vướng về quy hoạch, đất đai nên chậm giải ngân. Bên cạnh đó có 22 ngàn tỷ đồng là vốn giải phóng mặt bằng, do Luật Đất đai điều chỉnh thời gian áp dụng từ ngày 1-8, nhiều địa phương, tổ chức muốn chờ thực hiện theo chính sách mới nên việc giải ngân cũng bị động. Các yếu tố này tác động đến công tác giải ngân vốn ĐTC của TP.HCM. Dù vậy, “TP xác định nhiệm vụ đến cuối năm phải phấn đấu giải ngân đạt 90%-95% theo mục tiêu đặt ra từ đầu năm”, ông Mãi khẳng định.

Không lãng phí vn đu tư công

Để thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC thời gian tới với mục tiêu giải ngân trên 95% số vốn đã phân bổ của năm 2024, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “5 quyết tâm” (quyết tâm giữ vững kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi tiêu cực; quyết tâm làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng kịp thời gian; quyết tâm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách, thủ tục; quyết tâm đổi mới phương pháp, cách làm, đổi mới sáng tạo, ứng dụng giải pháp công nghệ mới, hiện đại, tăng cường chuyển đổi số; quyết tâm khắc phục bằng được tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai) và “5 bảo đảm” (bảo đảm chủ động nguyên vật liệu và các điều kiện cần thiết cho các dự án; bảo đảm nhân lực có tâm, có tầm, có trách nhiệm; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, công tác tái định cư, tạo sinh kế cho người dân trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau, nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; bảo đảm quản lý đúng quy định, không kéo dài, đội vốn, gây thất thoát vốn; bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường theo mục tiêu, kế hoạch đề ra).

Nhấn mạnh vốn ĐTC là tiền của Nhà nước, của nhân dân, phải sử dụng hiệu quả nhất, không chậm trễ, không lãng phí, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết Chính phủ, chỉ thị, công điện của Thủ tướng và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn ĐTC năm 2024.

Ti k hp th 17, HĐND TP.HCM đã thông qua ngh quyết v d kiến kế hoch ĐTC năm 2025 ca TP. C th, HĐND TP thng nht d kiến phương án phân b ngun vn ngân sách Trung ương trong kế hoch ĐTC năm 2025 vi tng s vn kiến ngh Trung ương b trí là hơn 3.237 t đng. Đng thi, thng nht tng mc kế hoch vn ngân sách đa phương theo d kiến ca UBND TP là hơn 100.004 t đng.

Tiếp tục duy trì hoạt động của các tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC, trong đó bổ sung thêm 1 tổ công tác do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Tổ trưởng; duy trì cơ chế hằng quý thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng.

Bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND cấp tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm; cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân; coi kết quả giải ngân là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Đề cao kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; kiểm điểm, xử lý kịp thời các cán bộ yếu kém, tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao…

Thùy Linh

Bình luận (0)