Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Phạm Huy Thông (1916-2016) đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 22/12. Đây là hoạt động do Hội Nhà văn Việt Nam, gia đình nhà thơ phối hợp tổ chức nhằm tưởng nhớ nhà thơ Phạm Huy Thông.
Các đại biểu tham dự hội thảo đều thống nhất rằng: Thành tựu riêng biệt, đặc trưng của Phạm Huy Thông là giọng anh hùng ca trong các bài thơ dài lấy điển tích lịch sử. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Khánh Thơ cho rằng: Giáo sư, Viện sĩ Phạm Huy Thông là nhà thơ, nhà sử học, nhà khoa học, nhà yêu nước và hoạt động xã hội. Ở lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp quan trọng. Ngay từ khi còn rất trẻ, học tập tại Pháp ông đã giành được nhiều thành tích đáng tự hào.
Giáo sư Phương Lựu cho rằng Phạm Huy Thông là người mở rộng biên độ tư tưởng, thẩm mỹ cho phong trào Thơ mới. Qua nghiên cứu các sáng tác của Phạm Huy Thông từ hai mặt bản thể và tác động ta thấy rõ thêm rằng Thơ mới đâu chỉ có tình yêu riêng tư mà còn chan chứa tình cảm công dân với đất nước, không chỉ có thân phận cá nhân mà còn có vận mệnh của người anh hùng, dân tộc và thời đại. Khi nhắc đến thi sĩ trẻ Phạm Huy Thông ở độ tuổi đôi mươi, phải thừa nhận rằng ông là người góp phần mở đầu cho phong trào Thơ mới. Chỉ trong 3-4 năm, từ tuổi 17 đến 21, ông đã tạo ra một giá trị tư tưởng thẩm mĩ độc đáo và lan tỏa, biểu dương mạnh mẽ cho tâm hồn và trí tuệ sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam.
Chia sẻ những kỷ niệm về “đàn anh” Phạm Huy Thông, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định ông là một bậc kỳ tài, có học vấn uyên bác. Riêng ở lĩnh vực thơ ca, chỉ riêng bài “Tiếng địch sông Ô” đã làm nên tầm vóc một nhà thơ lớn – Phạm Huy Thông. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã đề nghị gia đình nhà thơ phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Bảo tàng Văn học Việt Nam lựa chọn, sưu tầm để xuất bản một bộ tổng tập về Phạm Huy Thông. Bộ tổng tập này sẽ làm nổi bật chân dung một tài năng lớn của văn học Việt Nam, làm rõ sức ảnh hưởng của Phạm Huy Thông với văn học nước nhà…
Phạm Huy Thông ( 22/11/1916-23 /6/1988), là nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội nhưng trước hết và sau cùng là một nhà thơ. Ông làm thơ từ khá sớm, năm 15 tuổi đã có thơ đăng báo. Nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới từ rất trẻ, liên tiếp các năm 1933,1934,1935 và 1937, Phạm Huy Thông xuất bản 4 tập thơ “Yêu đương”, “Anh Nga”, “Tiếng địch sông Ô”, “Tần Ngọc”. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất của Phạm Huy Thông.
Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương; 31 tuổi được phong hàm Giáo sư, giữ chức Ủy viên Hội đồng giáo dục tối cao tại Pháp. Ông từng tham gia Đại hội sáng lập Hội luật gia dân chủ thế giới, là thư ký cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả phái đoàn thường trực nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Pháp rồi trở thành Tùy viên văn hóa, Tổng cố vấn của phái đoàn. Trở về Việt Nam, Phạm Huy Thông là hiệu trưởng đầu tiên, Giáo sư Sử học của Đại học Sư phạm Hà Nội; Viện trưởng Viện khảo cổ học; Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học xã hội và nhân văn; đại biểu Quốc hội khóa II, III…
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận về thời đại Hùng Vương). Tên ông cũng được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội và một con đường tại Thành phố Hồ Chí Minh…
Giáo sư Phương Lựu cho rằng Phạm Huy Thông là người mở rộng biên độ tư tưởng, thẩm mỹ cho phong trào Thơ mới. Qua nghiên cứu các sáng tác của Phạm Huy Thông từ hai mặt bản thể và tác động ta thấy rõ thêm rằng Thơ mới đâu chỉ có tình yêu riêng tư mà còn chan chứa tình cảm công dân với đất nước, không chỉ có thân phận cá nhân mà còn có vận mệnh của người anh hùng, dân tộc và thời đại. Khi nhắc đến thi sĩ trẻ Phạm Huy Thông ở độ tuổi đôi mươi, phải thừa nhận rằng ông là người góp phần mở đầu cho phong trào Thơ mới. Chỉ trong 3-4 năm, từ tuổi 17 đến 21, ông đã tạo ra một giá trị tư tưởng thẩm mĩ độc đáo và lan tỏa, biểu dương mạnh mẽ cho tâm hồn và trí tuệ sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam.
Chia sẻ những kỷ niệm về “đàn anh” Phạm Huy Thông, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định ông là một bậc kỳ tài, có học vấn uyên bác. Riêng ở lĩnh vực thơ ca, chỉ riêng bài “Tiếng địch sông Ô” đã làm nên tầm vóc một nhà thơ lớn – Phạm Huy Thông. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã đề nghị gia đình nhà thơ phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Bảo tàng Văn học Việt Nam lựa chọn, sưu tầm để xuất bản một bộ tổng tập về Phạm Huy Thông. Bộ tổng tập này sẽ làm nổi bật chân dung một tài năng lớn của văn học Việt Nam, làm rõ sức ảnh hưởng của Phạm Huy Thông với văn học nước nhà…
Phạm Huy Thông ( 22/11/1916-23 /6/1988), là nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội nhưng trước hết và sau cùng là một nhà thơ. Ông làm thơ từ khá sớm, năm 15 tuổi đã có thơ đăng báo. Nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới từ rất trẻ, liên tiếp các năm 1933,1934,1935 và 1937, Phạm Huy Thông xuất bản 4 tập thơ “Yêu đương”, “Anh Nga”, “Tiếng địch sông Ô”, “Tần Ngọc”. Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất của Phạm Huy Thông.
Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương; 31 tuổi được phong hàm Giáo sư, giữ chức Ủy viên Hội đồng giáo dục tối cao tại Pháp. Ông từng tham gia Đại hội sáng lập Hội luật gia dân chủ thế giới, là thư ký cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả phái đoàn thường trực nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Pháp rồi trở thành Tùy viên văn hóa, Tổng cố vấn của phái đoàn. Trở về Việt Nam, Phạm Huy Thông là hiệu trưởng đầu tiên, Giáo sư Sử học của Đại học Sư phạm Hà Nội; Viện trưởng Viện khảo cổ học; Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học xã hội và nhân văn; đại biểu Quốc hội khóa II, III…
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận về thời đại Hùng Vương). Tên ông cũng được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội và một con đường tại Thành phố Hồ Chí Minh…
Mỹ Bình (TTXVN)/ Tin tức
Bình luận (0)