Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phân cấp quản lý Nhà nước cho TP.HCM: Đừng để đã “trao quyền” mà vẫn phải “xin ý kiến”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

UBND TP.HCM va t chc Hi ngh nghiên cu, tho lun ý kiến đi vi d tho Ngh đnh (NĐ) ca Chính ph phân cp qun lý Nhà nưc mt s lĩnh vc cho TP.HCM. Ti hi ngh, nhiu ý kiến cho rng, xây dng NĐ này là rt cn thiết. Tuy nhiên, ni dung NĐ phi làm sao tránh tình trng đã đưc phân cp ri mà vn phi… “xin ý kiến” khi thc hin.


Ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM phát biu ti hi ngh

Mun phân cp gì thì phi đ xut

Đây là gợi ý của ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Theo ông Anh Tuấn, khi xây dựng NĐ này, TP.HCM cần chủ động hơn. NĐ này là cơ sở thực hiện Nghị quyết 98 và Trung ương phân cấp cho chính quyền TP, tuy nhiên nếu chờ các bộ, cơ quan ngang bộ đưa ra ý kiến thì rất khó, mất nhiều thời gian. Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ, TP.HCM mong muốn cần được phân cấp vấn đề gì thì phải đề nghị, báo cáo Chính phủ xem xét quyết định. Đặc biệt, các sở ngành cần mạnh dạn rà soát, tham mưu xây dựng NĐ cho TP.

“Phân cấp cho TP phải là Chính phủ. Tư thế của TP.HCM là đề nghị Chính phủ chứ không phải là đề nghị các bộ ngành. Bên cạnh giao thẩm quyền, NĐ cần có cơ chế kiểm soát, làm sao bãi bỏ tình trạng giao thẩm quyền phân cấp cho TP.HCM nhưng sau đó TP vẫn phải xin ý kiến trước khi quyết. Thời gian không còn nhiều nhưng cũng phải thận trọng về nội dung vì đây là cơ hội cho nhiệm vụ phát triển của TP.HCM”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tuấn Anh, Chính phủ phân cho TP.HCM những quyền quyết định thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Như vậy đây là mối quan hệ giữa TP.HCM và Chính phủ, trong khi ở TP.HCM có cả HĐND và UBND. Nếu chỉ đề cập UBND thôi thì không đủ. 

Đồng tình, TS. Lê Xuân Thân – Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cho rằng, dự thảo NĐ này chỉ nhắc đến thẩm quyền của UBND, không có HĐND. Trong khi đó, phân cấp cho chính quyền đô thị TP thì phải cả hai cấp HĐND và UBND. Do đó cần thiết kế lại nội dung NĐ cho phù hợp.

PGS.TS Võ Trí Hảo – trọng tài viên VIAC, Cố vấn cao cấp IICL – lo ngại sau khi NĐ này được thông qua thì còn phải chờ thông tư hướng dẫn. Theo đó, ông góp ý, việc soạn thảo NĐ phải hết sức khéo léo, làm sao xin một lần tổng thể và cố gắng hạn chế xin thông tư. Muốn được như thế thì trong dự thảo cần có phụ lục làm rõ thẩm quyền, tiêu chí, quy trình, tiêu chuẩn thực hiện…

Cn giao cho TP quyn ch đng v b máy

Tham gia góp ý, bà Phạm Phương Thảo – nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM – cho rằng, dự thảo NĐ thể hiện sự phân cấp trên các lĩnh vực được sắp xếp theo Nghị quyết 98. Tuy nhiên, cần giao cho TP quyền chủ động về bộ máy, việc sắp xếp các sở ngành, phòng ban; chủ động biên chế, nhân sự phải tương ứng với dân số.


Ông Tr
n Anh Tun – Ch tch Hip hi Khoa hc Hành chính Vit Nam – góp ý xây dng ngh đnh

Chỉ ra một số hạn chế, bà Thảo nhấn mạnh thực tế nhiều bộ ngành Trung ương sử dụng tài sản công trên địa bàn TP sai mục đích gây bức xúc, lãng phí. Trước đó, Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM có nói rõ nhưng TP không thực hiện được. Lần này thực hiện Nghị quyết 98, TP cần tiếp tục thực hiện vấn đề này. Mong rằng NĐ phân cấp quản lý Nhà nước lần này sẽ gỡ được nhiều vướng mắc liên quan đến xung đột pháp luật.

Theo bà Mai Hồng Quỳ – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, mục tiêu phân cấp nêu quá chung chung. Tạo cơ chế đặc thù, phân cấp phải bảo đảm cho TP làm được việc. Chính phủ phải có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện, thẩm quyền phân cấp tạo được cơ chế thực hiện. Và trong NĐ phải có quy định giải quyết mâu thuẫn pháp lý.

Tại hội nghị, một số ý kiến cho rằng, cần rà lại những nội dung phân cấp ủy quyền cho TP, sở ngành. Trong NĐ thể hiện nhiều nội dung phân cấp nhưng 3 nội dung GD-ĐT, lao động, y tế còn ít.

Chủ trì hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, NĐ 93 triển khai thực hiện cách đây 20 năm về phân cấp quản lý cho TP.HCM. Đến nay, NĐ 93 đã hoàn thành sứ mệnh, những nội dung của NĐ phần lớn đưa vào các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề trong thực tế diễn ra trên địa bàn TP mà nội dung pháp luật chưa chứa đựng hết. Từ thực tế quá trình điều hành, TP.HCM nhận thấy cần thiết phải tiếp tục kiến nghị một NĐ của Chính phủ phân cấp thêm về nhiệm vụ và quyền hạn cho TP trên cơ sở thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương.

Ông Hoan nhấn mạnh, NĐ về phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực cho TP.HCM đặc biệt quan trọng. NĐ rất mới, có nhiều quyết sách và tạo ra những cơ hội cho TP.HCM phát huy tất cả các tiềm năng, thế mạnh phát triển và cùng cả nước tiếp tục phát triển đi lên.

Trên cơ sở ý kiến góp ý từ các hội nghị, dựa vào yêu cầu thực tiễn, yêu cầu đặt ra từ hoạt động của cộng đồng DN, mong muốn của người dân và năng lực trong quản lý điều hành của TP, TP xây dựng dự thảo NĐ này. TP cố gắng cuối tháng 2-2024 sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành NĐ phân cấp này, tạo cho TP có cơ hội chủ động hơn trong tổ chức, điều hành công việc của chính quyền.

“Hiện TP đã gửi báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ để cho chủ trương xây dựng NĐ. Đây là bước thứ nhất, sau đó TP hoàn thiện NĐ để trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến thống nhất ban hành. Trong quá trình đó, TP cũng đã lấy ý kiến các bộ ngành nhưng mới dừng lại ở ý kiến cấp vụ. Sắp tới, TP tiếp tục lấy ý kiến trực tiếp các bộ ngành và cấp thứ trưởng, bộ trưởng. Trên cơ sở đó, ban chỉ đạo và tổ biên soạn NĐ của Chính phủ sẽ họp thống nhất lại các nội dung và trình Thủ tướng Chính phủ. Có thể sẽ có thêm một cuộc họp Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì để thống nhất những vấn đề mà các bộ ngành và TP.HCM chưa thống nhất”, ông Hoan thông tin.

Phú Cát

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)