Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Phân luồng học sinh sau THCS: Muốn hiệu quả, địa phương phải cùng vào cuộc

Tạp Chí Giáo Dục

Theo thng kê, trong tng s hơn 100 ngàn hc sinh lp 9 tt nghip THCS năm hc 2018-2019, ch có trên 80,6 ngàn hc sinh đăng ký thi tuyn sinh lp 10 công lp năm nay. Con s này có th đưc coi là tín hiu vui v công tác đnh hưng phân lung hc sinh sau THCS ti TP.HCM.

Giáo viên đang hưng dn hc sinh lp 9/7 Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) điu chnh nguyn vng chn trưng

Tuy nhiên, song song với con số ấn tượng này, theo nhiều giáo viên THCS, các trường cần tiếp tục “siết” công tác định hướng phân luồng cho gần 20 ngàn học sinh không đăng ký thi để đảm bảo các em chọn được hướng đi phù hợp.

Va mng, va lo!

Tại Q.Bình Thạnh, trong tổng số 4.533 học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS năm nay thì chỉ có 3.910 em đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 công lập, số còn lại “tự phân luồng” cho bản thân. Trong đó, Trường THCS Lam Sơn là trường có số học sinh “tự phân luồng” cao nhất quận, với 63 em không đăng ký dự thi. Tương tự, tại Q.12, thống kê cho thấy trong tổng số 5.400 học sinh lớp 9 trên địa bàn quận tốt nghiệp THCS, có hơn 1.100 em không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 công lập. Con số này so với năm học trước, theo thầy Lăng Chí Dũng (chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.12), nhiều hơn khoảng 300 học sinh. “Trong số hơn 1.100 học sinh “tự phân luồng”, đa phần là các em đăng ký theo học nghề, học GDTX và trường tư thục. Thế nhưng, đó chỉ là con số đăng ký trên giấy tờ, còn không biết khi bước vào học thì con số thực tế như thế nào không rõ”, thầy Dũng băn khoăn. Theo thầy Dũng, có rất nhiều lý do để các em không tiếp tục học theo định hướng ban đầu. Có thể do học phí trường tư thục cao hay do học nghề không thu hút các em…

Trong khi đó, theo nhận định của một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tại Q.Bình Thạnh, năm nay là năm có số lượng học sinh “tự phân luồng” cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tín hiệu này cho thấy công tác định hướng phân luồng, hướng nghiệp của ngành đã làm rất có hiệu quả. “Thế nhưng, mừng đó mà cũng lo đó…”, giáo viên này nói.

Cụ thể, giáo viên này cho biết, mừng ở chỗ học sinh của mình và phụ huynh có thể đã hiểu được tầm quan trọng của việc định hướng phân luồng. Hiểu được rằng vào lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất để thành công, trưởng thành. Đặc biệt là mừng khi phụ huynh đã không còn quá nặng nề tâm lý “cố đấm ăn xôi” ép con mình thi vào lớp 10 công lập. “Nhưng lo thì bộn bề. Trong số hàng trăm học sinh “tự phân luồng” trước đó, liệu bao nhiêu em đã định hướng cho mình được một con đường đi hợp lý. Trước mặt giáo viên, phụ huynh cam kết cho con theo học trường nghề, trường tư thục hay trung tâm GDNN-GDTX, nhưng sau đó liệu họ có cho con mình theo học không?”, giáo viên này trăn trở.

Chung nhận định, thầy Tân Trung Nghĩa (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, Q.4) cho hay, xu hướng học sinh “tự phân luồng” trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay là rất lớn. Tính riêng tại Trường THCS Nguyễn Huệ, hơn 10% học sinh lớp 9 tự rẽ sang các hướng đi khác như vào trường TC-CĐ nghề, trung tâm GDNN-GDTX (25/228 học sinh). “Con số này chưa hẳn quá ấn tượng so với nhiều trường THCS trên địa bàn thành phố. Thế nhưng, đó là nỗ lực rất lớn của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm đã tích cực chia sẻ, tư vấn cho học sinh và phụ huynh. Bởi chỉ cần một phụ huynh đồng ý cho con mình rẽ sang các hướng đi khác ngoài trường THPT công lập đã là một thành công rồi”, thầy Nghĩa chia sẻ.

Dù đã nỗ lực trong công tác định hướng phân luồng, tuy nhiên, thầy Nghĩa vẫn tỏ rõ sự băn khoăn trong việc theo dõi số học sinh “tự phân luồng”. “Trong 25 học sinh “tự phân luồng” thì có 1 em chọn học trung tâm GDNN-GDTX, 24 em đăng ký theo học trường TC-CĐ nghề. Nhà trường đã hướng dẫn học sinh và phụ huynh làm hồ sơ, liên kết với trường TC-CĐ nghề mà các em đăng ký, và các trường TC-CĐ nghề đã xuống trường nhận hồ sơ. Trường cũng chỉ có thể làm được đến đó. Và năm nào cũng vậy, khi đăng ký học nghề xong, nhiều em lại không theo học, mà trường thì cũng không thể làm gì hơn”, thầy Nghĩa bức xúc. Bởi, theo thầy Nghĩa: Khi các em còn là học sinh của trường thì nhà trường có thể theo dõi, đốc thúc các em và phụ huynh. Còn khi học sinh ra trường rồi, giáo viên chủ nhiệm chỉ có thể lấy tư cách là giáo viên cũ để khuyên nhủ các em cố gắng tiếp tục theo đuổi lựa chọn học nghề để sau này có một nghề nghiệp ổn định chứ làm sao nài ép các em được.

Các bên liên quan phi theo dõi sát hc sinh

“Khi các em còn là hc sinh ca trưng thì nhà trưng có th theo dõi, đc thúc các em và ph huynh. Còn khi hc sinh ra trưng ri, giáo viên ch nhim ch có th ly tư cách là giáo viên cũ đ khuyên nh các em c gng tiếp tc theo đui la chn hc ngh đ sau này có mt ngh nghin đnh ch làm sao nài ép các em đưc”, thy Tân Trung Nghĩa (Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Hu, Q.4) nói.

Đánh giá về tỷ lệ học sinh lớp 9 đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM năm nay, thầy Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng con số này chứng tỏ cả học sinh và phụ huynh đã nhìn nhận rất sâu vào năng lực, điều kiện gia đình cũng như mong muốn của bản thân học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn môi trường học tập. “Vấn đề đặt ra là sau khi định hướng phân luồng xong, đảm bảo rằng gần 20 ngàn học sinh lựa chọn được một môi trường học tập phù hợp. Đồng thời, phải làm sao theo dõi sát sao các em mới là bài toán cần được ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị mà học sinh đăng ký theo học sau khi tốt nghiệp THCS, đặc biệt là phối hợp với địa phương để nắm tình hình của các em để có sự đánh giá tốt nhất về công tác phân luồng, hướng nghiệp sau THCS”, thầy Ngai đề xuất.

Nhiều năm đảm nhiệm công tác chủ nhiệm, cô Lê Phạm Mộng Hằng (giáo viên chủ nhiệm lớp 9, Trường THCS Dương Bá Trạc, Q.8) cho hay, công tác định hướng phân luồng cho học sinh lớp 9 và phụ huynh đã khó nhưng việc theo dõi các em sau khi được phân luồng còn khó khăn hơn. “Với mỗi lớp chủ nhiệm theo từng năm, tôi thường lập riêng một trang mạng xã hội để nắm bắt tình hình của các em. Bằng hình thức này thì dù các em đã tốt nghiệp ra trường tôi vẫn có thể nắm được tình hình học tập, hoàn cảnh từng học sinh để có những biện pháp can thiệp với tư cách là… giáo viên chủ nhiệm cũ”, cô Hằng cho biết. Tuy nhiên, theo cô Hằng, hình thức này cũng chỉ là nhất thời. Quan trọng là từ phía địa phương, nơi các em sinh sống phải có sự phối hợp cùng các trường nghề, trường tư thục hay trung tâm GDNN-GDTX. “Tình huống xấu nhất là khi học sinh bỏ học giữa chừng thì địa phương phải tạo điều kiện để các em có được việc làm hoặc động viên tiếp tục theo học”, cô Hằng nhấn mạnh.

Đây cũng là trăn trở mà thầy Tân Trung Nghĩa đưa ra. Theo thầy Nghĩa, việc các em dù đã phân luồng rồi nhưng có tiếp tục theo học hay không thì lại là câu chuyện khác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ phụ huynh, môi trường các em theo học. “Sau khi học sinh tốt nghiệp THCS thì các em thuộc địa phương quản lý. Vì vậy, công tác tuyên truyền ở địa phương, Hội Khuyến học ở từng địa phương phải thật sự phát huy vai trò, đeo bám, sát sao các em. Các trường học chỉ có thể phối hợp để hỗ trợ chuyên môn”, thầy Nghĩa nói.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)