Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phân luồng học sinh sau THCS: Vẫn còn tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Công tác phân lung hc sinh sau THCS ti TP.HCM vn còn gp nhiu khó khăn theo kiu “trng đánh xuôi kèn thi ngưc” mà nút tht nm nhn thc ca ph huynh hc sinh còn chưa cao.


Hin nay các hot đng tri nghim ngh nghip cho hc sinh đưc nhiu trưng THCS trên đa bàn TP.HCM chú trng t chc (nh minh ha)

Sao li “d d con tôi hc ngh”?

Tại Trường THCS Trần Quang Khải (Q.12), mỗi năm tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS dao động từ 30-35%, một con số ấn tượng trong công tác phân luồng. Dù vậy, thầy Đinh Văn Thịnh (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết công tác phân luồng học sinh sau THCS của trường gặp rất nhiều khó khăn. “Khi tư vấn, học sinh thì mong muốn theo học nghề vì năng lực học tập không thể cạnh tranh trong thi tuyển sinh, song phụ huynh lại không đồng ý, thậm chí còn cho rằng nhà trường “dụ dỗ” con mình đi học nghề với những lời lẽ rất khó nghe. Có phụ huynh còn “ăn vạ”, trách móc rằng nhà trường coi thường năng lực của học sinh nên mới tư vấn cho các em đi học nghề”, thầy Đinh Văn Thịnh nhớ lại.

Mặc dù vậy, theo thầy Đinh Văn Thịnh, nhiều học sinh khi lựa chọn hướng học nghề được gia đình ủng hộ, nhiều phụ huynh quay lại cảm ơn nhà trường vì đã “tư vấn đúng đắn” theo năng lực, sở thích của học sinh, giúp các em học nhẹ nhàng, vui vẻ. “Nói như thế để thấy rằng, để công tác tư vấn phân luồng học sinh sau THCS đạt hiệu quả thì điều quan trọng nhất là sự đồng hành, thấu hiểu của phụ huynh. Nếu phụ huynh hiểu được vấn đề thì việc tư vấn phân luồng của nhà trường mới có thể đạt được hiệu quả cao. Còn không thì vẫn sẽ là “trống đánh xuôi kèn thổi ngược””, thầy Đinh Văn Thịnh chia sẻ.

Cô Đinh Thiên Ân (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Bé, Q.Bình Thạnh) cho biết công tác hướng nghiệp học sinh sau THCS luôn được nhà trường hết sức chú trọng. Ngoài việc giáo viên chủ nhiệm hướng nghiệp cho học sinh, hàng năm nhà trường đều tổ chức các chương trình hướng nghiệp với sự phối hợp của các trường trung cấp, cao đẳng nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên… để phụ huynh nắm và hiểu rõ về các hướng đi này. Đặc biệt, nhà trường tổ chức đưa học sinh đến trải nghiệm trực tiếp tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề để các em nhìn nhận rõ hơn về mô hình đào tạo, chương trình giáo dục, các lợi ích thiết thực ở bậc học này. “Một điều thuận lợi cho công tác tư vấn phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THCS đó là hiện nay các trường nghề đã rất chủ động phối hợp với trường THCS để đưa trường học đến với người học, từ đó chủ động thông tin, giải đáp các thắc mắc cho người học. Sự chủ động này đã từng bước thay đổi dần tư tưởng, quan niệm của một bộ phận phụ huynh về việc học nghề sau THCS”, cô Đinh Thiên Ân chia sẻ.


Vic hưng nghip hc sinh đưc thc hin t sm, song công tác phân lung sau THCS còn gp nhiu khó khăn (nh minh ha)

Mặc dù vậy, hiệu trưởng này cho rằng, để có thể đạt được mục tiêu đến năm 2025 ít nhất 40% học sinh sau THCS đi theo các hướng học nghề thì còn cần nhiều hơn nữa những nỗ lực từ mọi phía. Trong đó không chỉ là vai trò của nhà trường, giáo viên, nhận thức của học sinh mà quan trọng hơn cả đó là thay đổi quan niệm của phụ huynh, đặc biệt là các trường nghề phải song hành nhiều hơn nữa cả về việc tuyên truyền cho đến đổi mới về chất lượng đào tạo. “Một trong những nguyên nhân mà người học, gia đình người học chưa mặn mà với hệ học nghề sau THCS đó là chưa thực sự thấy được “hướng ra” của hướng học này. Các lợi ích của hướng học này thì rất nhiều nhưng ngoài việc tư vấn suông, các trường nghề cần có những minh chứng thuyết phục hơn nữa giúp phụ huynh thay đổi quan niệm, nhận thức”, cô Đinh Thiên Ân nhấn mạnh.

ng nghip yếu, nút tht nm truyn thông

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin, hiện nay tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM vẫn còn thấp. Công tác tư vấn, định hướng và phân luồng đối với giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THCS và THPT còn nhiều hạn chế. “Nút thắt nằm ở chỗ làm sao truyền thông được đến phụ huynh, học sinh về những lợi ích của việc theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau THCS, để những em phù hợp có thể tham gia. Công tác truyền thông, thông tin và tư vấn cho phụ huynh, học sinh về những lợi ích của việc theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau THCS cần được quan tâm sâu sát hơn nữa”, ông Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, hiện nay việc dạy văn hóa tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định rõ ràng và triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, tạo thêm thuận lợi cho người học khi vừa được học nghề, vừa được học văn hóa để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, từ đó có thể liên thông lên các bậc học cao hơn.

Trong khi đó, ông Lê Văn Thinh (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhận định, để gia tăng hơn nữa hiệu quả của công tác tư vấn phân luồng học sinh sau THCS, Sở GD-ĐT cần phải chỉ đạo các trường THCS tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp. Cần quan tâm tổ chức các ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp với số lượng và quy mô lớn, chất lượng hơn nhằm tác động phân luồng được nhiều hơn đến học sinh, phụ huynh. Cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra cho học sinh. Ngoài ra có thể tính toán đến đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp để gia tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo mục tiêu của TP.HCM, góp phần thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội được TP.HCM đặt ra trong giai đoạn 2020-2025.

Bài, ảnh: Thành Nam

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)