Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Pháp: Hỗ trợ 90% học phí trường công

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày càng có nhiu bn tr Vit Nam chn Pháp du hc, bi quc gia này không ch là trung tâm văn hóa ca toàn châu Âu mà còn s hu h thng giáo dc hàng đu thế gii đi cùng li thế hc phí không tưng.

Sinh viên quc tế du hc ti Pháp

Xem trng giáo dc, đào to

Để nền giáo dục có vị trí như ngày nay, Chính phủ Pháp từ sớm đã xem trọng công tác giáo dục, đào tạo ngay từ cấp tiểu học, đặc biệt là giáo dục ĐH và sau ĐH cũng như kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu khoa học trị giá đến 22 tỉ Euro. Theo đó, Chính phủ hỗ trợ khoảng 90% học phí cho sinh viên trong nước và quốc tế khi theo học tại các trường công chính, đây là lời giải cho bí mật “vì sao du học Pháp luôn có học phí thấp trong khi văn bằng vẫn được xếp vào hàng chất lượng thế giới?”. Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Pháp đều tỏ ra hài lòng và tin tưởng vào chất lượng đào tạo vì không có chuyện nhà trường phân biệt đối xử hay ưu ái hơn giữa họ và sinh viên bản địa.

Chất lượng của nền giáo dục Pháp thể hiện rõ nét qua việc rất nhiều trường ĐH liên tục giữ vững danh tiếng trên các bảng xếp hạng toàn cầu, đặc biệt là hai trường Ecole Normale Supérieure, Paris và Ecole Polytechnique ParisTech luôn có mặt trong bảng xếp hạng QS (QS World University Rankings). Pháp vốn nổi tiếng về các công trình mỹ thuật điêu luyện, vì thế ít ai ngờ rằng ngoài thế mạnh đào tạo về ngành nhân văn và kiến trúc, quốc gia hình lục lăng còn thu hút đông đảo du học sinh theo học các chuyên ngành về quản trị nhà hàng – khách sạn, kinh doanh và quản lý.

Hiện nay, mạng lưới đào tạo tại Pháp có hơn 3.500 cơ sở trực thuộc sự quản lý của Chính phủ, tư nhân và các trung tâm nghiên cứu được quốc tế công nhận (85 trường ĐH tổng hợp, 224 trường kỹ thuật, 220 trường thương mại và quản lý, 20 trường kiến trúc, 120 trường nghệ thuật). Ngoài ra trên 3.000 cơ sở đào tạo và cấp bằng các chương trình chuyên về nấu ăn, quản trị khách sạn, du lịch, công tác xã hội… Tương tự như các nền giáo dục cùng đẳng cấp trên thế giới, nền giáo dục Pháp cũng rất tôn trọng nhu cầu và mong muốn của sinh viên. Điển hình là sinh viên có quyền chủ động lựa chọn hình thức học toàn thời gian hoặc bán thời gian. Sinh viên không cần thiết phải học suốt tuần mà có thể dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu, tự học, học cùng nhóm bạn bè… Một điều thú vị là vài trường ĐH cho phép sinh viên tham gia khóa học trực tuyến ngay tại nhà mà không cần đến lớp. Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng cho một số khóa học đặc thù hoặc một vài môn đặc biệt trong chương trình.

Li thế hc phí hp dn

Một vài trường công lập có thể không thu học phí sinh viên cả bản địa và quốc tế, một số khác sẽ đưa ra mức học phí dao động khoảng 200-600 Euro/năm (tương đương 5,4-16,2 triệu đồng). Trong khi đó, các trường dân lập sẽ thu học phí cao hơn, trung bình 4.500-10.000 Euro/năm (tương đương 121,5-270 triệu đồng). Mức học phí này được gọi là khá cao khi so sánh với hệ thống các trường công trong phạm vi nước Pháp, nhưng nó lại vô cùng khiêm tốn khi đặt cạnh học phí tại các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ…

H thng cơ quan bo v toàn din sinh viên quc tế

Những ai đã chọn Pháp du học sẽ không phải cảm thấy thất vọng vì Chính phủ Pháp đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ quốc gia giáo dục ĐH CNOUS và 28 trung tâm hỗ trợ giáo dục ĐH dành cho sinh viên ở các vùng (gọi là CROUS) từ năm 1955. Các trung tâm ra đời với mục đích bảo vệ quyền lợi cho tất cả sinh viên nước ngoài đến Pháp học tập trên các mặt về nhà ở, nhà hàng ăn uống, chăm sóc sức khỏe, học tập, hỗ trợ tài chính, việc làm, văn hóa giải trí, tư vấn định hướng nghề nghiệp và đồng hành cho sinh viên. Định kỳ hàng tháng, trung tâm sẽ tổ chức đa dạng nhiều chủ đề sinh hoạt văn hóa nhằm gắn kết cộng đồng sinh viên. Tất cả mọi hoạt động đều vì một mục đích duy nhất là mang lại lợi ích và sự hài lòng cao nhất cho sinh viên quốc tế đã đặt niềm tin vào nền giáo dục Pháp.

Vic làm thêm đa dng

Với du học sinh, làm thêm ngoài giờ là cơ hội tuyệt vời vừa kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt vừa tích lũy kinh nghiệm, mở rộng hiểu biết về con người và văn hóa nước Pháp. Chính phủ đồng ý cho sinh viên được phép làm thêm nhưng không được vượt quá tổng 946 giờ trong 1 năm. Ước tính, sinh viên có thể làm việc liên tục trong suốt 6 tháng liền nếu vẫn đảm bảo công việc không ảnh hưởng đến kế hoạch học tập. Một vài công việc phổ biến mà du học sinh thường làm như bồi bàn, phụ bếp, nhân viên giao nhận hàng hóa, thu ngân, dọn nhà, lễ tân, bán hàng…

Có rất nhiều điều tuyệt vời về nước Pháp mà trong bài viết này chưa đề cập đến, chẳng hạn như những khung cảnh quyến rũ của cung điện Paris, nét tráng lệ của tháp Eiffel, cảm nhận sự thân thiện qua tiếng nói và con người Pháp… Tất cả những điều tuyệt vời này, bên cạnh lợi thế về học phí sẽ do chính bạn trải nghiệm trong hành trình chinh phục ước mơ của mình khi quyết định chọn du học tại Pháp.

Diu Minh

 

Bình luận (0)