|
Ông Nguyễn Công Búp bên vườn cây dó đã tạo trầm.
|
Cây “nhà giàu”
Theo thống kê của Hội Trầm hương VN (VAWA), diện tích trồng cây dó bầu tại VN đã tăng từ 8.000 ha vào năm 2007 lên đến trên 30.000 ha vào thời điểm
Được biết trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp từ Malaysia sang VN để ký kết hợp tác cùng đầu tư tạo trầm và bao tiêu sản phẩm. Ngày 20.6 vừa qua, từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư hướng dẫn về việc miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng trầm hương được sản xuất, tạo ra từ cây dó bầu trồng. Đây cũng là một tín hiệu vui để người trồng dó bầu tiếp tục nuôi dưỡng quyết tâm của mình. |
hiện tại. Có thể nói rằng cây dó bầu là loại cây “nhà giàu”, bởi nó cần có diện tích lớn, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng hàng chục năm. Theo tính toán, chi phí bỏ ra để chăm sóc, tạo trầm và thu hoạch trên 1 ha dó bầu trong 10 năm sẽ mất trên 1 tỉ đồng. Đó là chưa kể đến trường hợp cây bệnh chết hay tạo trầm thất bại. Và quan trọng nhất là trong khi chi phí đầu tư rất lớn thì đầu ra vẫn chưa có gì sáng sủa.
Theo VAWA, sản xuất trầm hương nhân tạo nước ta mới hình thành khoảng 10 năm nay và mới tập trung chủ yếu vào khâu đầu tiên là trồng cây dó bầu. Các khâu khác của quá trình sản xuất trầm hương nhân tạo như gây tạo trầm, chế biến, tìm hiểu thị trường vẫn đang trong giai đoạn dò tìm, thử nghiệm. Do đó, trầm hương và các mặt hàng chế biến từ cây dó bầu trồng (đã gây tạo trầm) chưa định danh rõ ràng về sản phẩm và chưa định vị được thị trường mục tiêu theo loại sản phẩm. Trong khi đó thị trường tiêu thụ là nước ngoài, thị hiếu của từng khách hàng, từng thị trường không giống nhau về nhiều mặt, nhất là về chất lượng, mùi hương của trầm và tinh dầu trầm. Hiện nay cả nước có hơn vài chục cơ sở chiết xuất dầu trầm, phân bố rải rác khắp nơi, quy mô nhỏ, sản phẩm chưa nhiều, chất lượng không ổn định…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, nhưng chủ yếu là: nguyên liệu đầu vào không đồng loại (tuổi cây, phương pháp tạo trầm, xuất xứ), không có tiêu chuẩn sản xuất công bố, nhất là không có các chứng nhận về thành phần hóa – lý và sự bảo đảm an toàn khi sử dụng.
Lo ngại đầu ra
Theo tính toán của người trồng dó bầu lâu năm, với trường hợp trồng cây để tạo trầm miếng, cây dó trồng 8 năm tuổi sẽ tạo trầm trong 2 năm (chu kỳ kinh doanh 10 năm), với số lượng cây dó bầu tạo trầm khi thu hoạch 1.000 cây/ha ((90%), lượng trầm thu được bình quân 1 kg /cây, giá bán bình quân (loại 5) là 150 USD/kg, doanh thu sẽ là 150.000 USD/ha, tương đương 3 tỉ đồng. Trừ chi phí khoảng 1 tỉ đồng/ha, thu nhập rất cao với khoảng 2 tỉ đồng/ha. Trong trường hợp dùng nguyên liệu từ dó bầu để tạo tinh dầu, giá mỗi kg gỗ tươi bình quân từ 16.000 đồng/kg, mỗi cây dó bầu trung bình nặng 100 kg, thu nhập của người trồng dó bầu không phải nhỏ.
"Tạo được trầm thì vui, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết phải bán đi đâu…" Ông Nguyễn Công Búp – chủ trang trại |
Đó là những con số tính toán, trên thực tế hiện người trồng dó bầu để tạo trầm đang đứng trước hai nỗi lo lớn là phương pháp tạo trầm hiệu quả và đầu ra ổn định. Tạo trầm trên cây dó bầu là khâu có tính quyết định sự thành – bại của ngành sản xuất trầm hương. Sự thật là với khả năng sáng tạo, mày mò nghiên cứu của các chủ trại thì nhiều nơi cũng đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chưa có phương pháp – công nghệ tạo trầm nào được ứng dụng rộng rãi theo từng vùng miền, từng năm tuổi cây trồng, cho trầm về số lượng, chất lượng, mùi hương thích hợp với thị hiếu của từng loại khách hàng.
Điểm sáng hiện nay chính là VN đã nghiên cứu thành công sản phẩm hóa chất có khả năng tạo trầm với tỷ lệ thành công cao. Ông Hồ Ngọc Vinh, một nhà nghiên cứu phương pháp tạo trầm ở TP.HCM, cho biết: “Sau nhiều lần thất bại, chúng tôi đã có thể tự làm ra cho mình loại hóa chất có khả năng tạo trầm rất tốt. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Campuchia, Malaysia, Ấn Độ đã nghe tiếng và đến đặt hàng thường xuyên. Ngay trong nước cũng đã có nhiều trang trại đến hỏi mua và bước đầu đã thành công”. Ông Nguyễn Công Búp, chủ một trại dó bầu ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai, khoe: “Sử dụng hóa chất của ông Hồ Ngọc Vinh, dó bầu của chúng tôi đã cho sản phẩm trầm loại 5”. Tuy nhiên, ông Búp vẫn lo lắng: “Tạo được trầm thì vui, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết phải bán đi đâu, lâu nay, người trồng chỉ biết bán cho những người thu mua và bị ép giá, mất đi lợi nhuận”.
Chi phí trồng, chăm sóc, tạo trầm, bảo vệ 10 năm cho 1 ha dó bầu (đơn vị: đồng)
|
|
Theo Quang Thuần
Thanh Niên
Bình luận (0)