Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Phạt 40 triệu đồng nếu uống rượu bia mà lái xe ô tô

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T ngày 1-1-2020, Ngh đnh 100/2019/NĐ-CP quy đnh x pht vi phm hành chính trong lĩnh vc giao thông đưng b và đưng st bt đu có hiu lc. Đây là ngh đnh mi, thay thế cho Ngh đnh 46/2016/NĐ-CP vi quy đnh tăng mc x pht đi vi các hành vi vi phm giao thông, trong đó chú trng hành vi lái xe sau khi ung rưu bia.

Ông Nguyn Ngc Tưng (Phó Trưng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM) khuyến cáo nam gii nên tránh tình trng ép nhau ung rưu bia, nhm đm bo an toàn khi lưu thông (nh minh ha)

Siết cht tình trng ung rưu bia khi tham gia giao thông

Trong nội dung của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019, có 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được sửa đổi, mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung; 21 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung, mô tả lại theo dự thảo nghị định thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP… Đối với các hành vi vi phạm liên quan đến rượu bia, nghị định đã bổ sung quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn mức 1 đối với xe mô tô theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, đồng thời tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn (mức 3) hoặc có sử dụng ma túy. Cụ thể, người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3) bị phạt từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 22-24 tháng. Trong khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở chỉ bị xử phạt từ 16-18 triệu đồng và tước GPLX từ 4-6 tháng. So với Nghị định 46 thì mức chế tài của nghị định mới cao hơn gấp đôi.

Tương tự, đối với người điều khiển xe mô tô, hành vi vi phạm nồng độ cồn bị phạt mức cao nhất từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng. Bên cạnh mức phạt đối với người đi xe ô tô và mô tô vi phạm nồng độ cồn, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sử dụng rượu bia cũng bị phạt từ 400-600 ngàn đồng. Đối với người đi bộ, Điều 9, mục 1, chương II của nghị định mới quy định phạt tiền từ 60-100 ngàn đồng đối với các hành vi không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; đu bám vào phương tiện đang lưu thông trên đường. Ngoài ra, người đi bộ đi vào làn đường cao tốc cũng bị chế tài từ 100-200 ngàn đồng.

K vng xóa “l” ép nhau ung rưu bia

Bên cạnh quy định chế tài về hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2019 cũng chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020. Có thể nói Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được xem là biện pháp cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, mục tiêu của luật là điều chỉnh, phòng ngừa, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của rượu bia ngay từ khi tiếp cận sản phẩm, để điều chỉnh hành vi chứ không chờ đến khi lạm dụng mới can thiệp.

Cụ thể, tại khoản 6 điều 5 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia nêu rõ: “Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Như vậy dù uống nhiều hay ít người tham gia giao thông đều bị cấm lái xe. Đặc biệt, quy định này còn mở rộng đối tượng không được uống rượu bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, thể hiện quyết tâm của Quốc hội, của Chính phủ trong việc ngăn chặn tình trạng TNGT có liên quan đến nguyên nhân do sử dụng rượu bia gây nên. Nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng uống rượu bia từ trên bàn tiệc, điều 5 của luật quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó có hành vi cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia. Đây là quy định rất đáng chú ý và được kỳ vọng sẽ góp phần xóa bỏ “lệ” ép bia rượu ở nhiều địa phương.

Trin khai Ngh đnh s 100/2019/NĐ-CP, Phòng CSGT đưng b – đưng st Công an TP.HCM cho biết đã ph biến cho 100% cán b chiến sĩ ca đơn v, đc bit là các lc lưng trc tiếp thc hin công tác tun tra kim soát, x lý vi phm hành chính đ nm vng và thc hin đúng quy đnh. Đng thi, lãnh đo đơn v cũng yêu cu các cán b, chiến sĩ trong quá trình lp biên bn, x lý vi phạm phi gii thích cho ngưi vi phm biết rõ li vi phm, mc x pht c th đưc quy đnh ti Ngh đnh s 100/2019/NĐ-CP đ ngưi dân rút kinh nghim và tránh tái phm v sau.

Là người từng bị TNGT do chè chén quá mức, ông Vũ Quốc Dũng (Giám đốc Công ty xây dựng Việt Tín Dũng) khẳng định: “Tôi hoàn toàn ủng hộ và chấp hành nghiêm các quy định liên quan đến vi phạm nồng độ cồn. Suy cho cùng, luật và các biện pháp chế tài đều hướng đến mục tiêu chấn chỉnh vi phạm, nhằm xây dựng ý thức cho người dân, nhất là những người thường xuyên tiếp khách trong giao dịch làm ăn, chọn phương tiện lưu thông bằng xe ô tô hoặc xe gắn máy”. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Tường (Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM) lưu ý, việc ép nhau uống rượu bia trên bàn tiệc diễn ra khá phổ biến. Hậu quả từ thực tế cho thấy đã có trường hợp xảy ra tai nạn đau lòng, gây đau thương mất mát cho người ở lại. Do đó, để tránh những tai nạn đáng tiếc, ông Tường khuyến cáo nam giới nên tránh việc sử dụng rượu bia quá mức, không nên ép uống khi tiệc tùng. Trong việc đi lại khi dự tiệc, nên sử dụng các phương tiện công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người cùng tham gia giao thông.

Thúy Vân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)