Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Phát hiện lý giải vì sao con người dễ mắc bệnh thần kinh hơn so với các loài khác

Tạp Chí Giáo Dục

Những loài động vật có kích thước não lớn, chẳng hạn như con người, sẽ dễ bị mắc bệnh tâm thần do tín hiệu thần kinh di chuyển với quãng đường xa hơn so với những loài có não nhỏ. Đây chính là kết luận trong nghiên cứu vừa công bố bởi nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau, góp phần làm rõ hơn về bản chất của não bộ, cung cấp thêm kiến thức hỗ trợ nhiều căn bệnh về thần kinh, tâm lý trong tương lai.
Nói một cách nôm nay, kết luận trên đây cho rằng khi kích thước não to, các tín hiệu thần kinh sẽ di chuyển theo quãng đường xa hơn giữa các liên kết thần kinh có giới hạn, từ đó tăng khả năng chệch hướng, phát sinh lỗi trên đường đi. Người dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư Henry Kennedy tại Đại học Claude Bernard Lyon 1 ở Pháp cho biết: "Một trong những suy đoán của chúng tôi chính là đặc điểm trọng lượng nhẹ, liên kết dài ở não người có thể là tăng sự nhạy cảm với các hội chứng phân ly vốn là nguồn gốc của bệnh Alzheimer và tâm thần phân liệt".
Kích thước não lớn dễ mắc bệnh thần kinh do tín hiệu thần kinh di chuyển với quãng đường xa hơn so với những loài có não nhỏ.
Kích thước não lớn dễ mắc bệnh thần kinh do tín hiệu thần kinh di chuyển với quãng đường xa hơn so với những loài có não nhỏ.
Nghiên cứu lần này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về não người, giải thích lý do tại sao nhiều căng bệnh tâm thần chỉ phổ biến ở người thay vì chuột. Đồng thời, nó còn củng cố cho giả thuyết đề xuất trước đây về nguyên tắc tổ chức liên kết thần kinh trong não bộ bất kể kích thước nó là bao nhiêu (EDR). Trên thực tế, giả thuyết mới được hình thành dựa trên mô hình mạng lưới các kết nối thần kinh trên vỏ não theo nguyên tắc khoảng cách xa gần đề xuất bởi các nhà nghiên cứu vào năm 2013.
Về cơ bản, nghiên cứu đã kết hợp dữ liệu trước đây trên loài khỉ với giả thuyết mạng lưới thần kinh cao cấp nhằm hình thành nên dự đoán rằng bộ não có chứa ít các liên kết thần kinh tầm xa hơn so với tầm ngắn. Điều này có nghĩa là những khu vực càng gần nhau trên vỏ não thì số lượng các liên kết thần kinh sẽ nhiều hơn và ngược lại, 2 khu vực càng xa thì số lượng kết nối càng ít. Lần này, nhóm nghiên cứu với các nhà khoa học học đến từ nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng mô hình trên lên não chuột vốn có kích thước nhỏ hơn loài khỉ rất nhiều.
Kết quả phân tích cho thấy quy tắc phân bổ các liên kết thần kinh dài và ngắn vẫn giống như kết luận hồi năm 2013, chứng tỏ não bộ ở hầu hết những loài động vật có vú dù có kích thước khác nhau nhưng mô hình EDR trên vẫn đúng. Nhóm nghiên cứu cho rằng: "Kết quả phân tích chứng tỏ EDR đóng vai trò quan trọng đối với tất cả những loài động vật có vú, giải thích cho lý do tại sao những bộ não kích thước lớn vẫn hoạt động một cách hiệu quả dù có ít các liên kết tầm xa. Mặt khác nó cũng cho thấy não người – vốn kích thước lớn gấp 5 lần não khỉ – sẽ có những kết nối tầm xa khá yếu".
Nghiên cứu lần này tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thêm cơ hội giải đáp các thắc mắc về não bộ.
Nghiên cứu lần này tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thêm cơ hội giải đáp các thắc mắc về não bộ.
Nhưng yếu kém trong các kết nối tầm xa trên não người có thể là nguyên nhân gây nên những hội chứng phân ly, nguồn gốc của các chứng bệnh như tâm thần phân liệt hoặc Alzheimer. Trên thực tế, mặc dù trước giờ các nhà khoa học luôn đưa ra những khám phá mới về não bộ, gần đây nhất là phát hiện thêm 97 vùng mới trên vỏ não, nhưng não vẫn là một trong những cơ quan bí ẩn nhất trên cơ thể người với nhiều cơ chế còn chưa được xác định rõ. Nghiên cứu lần này mặc dù vẫn mới dừng lại ở giả thuyết nhưng nó đã cung cấp thêm một hướng đi mới, tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thêm cơ hội giải đáp các thắc mắc về não bộ, từ đó đưa ra các biện pháp chữa bệnh hiệu quả hơn trong tương lai không xa.
TT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)