Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Phát hiện một hạt cơ bản mới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các nhà nghiên cứu châu Âu nói họ vừa phát hiện một hạt tiểu nguyên tử mới giúp con người thẩm định kiến thức hữu hạn của mình về cách thức các quarks – một loại hạt cơ bản sơ cấp và là thành phần cơ bản của vật chất – kết hợp với nhau như thế nào.
Phát hiện này còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cái gọi là “tương tác mạnh”, một trong bốn lực cơ bản tạo nên cấu trúc vật chất. Không những thế, nó còn là tiền đề phát hiện thêm nhiều hạt cơ bản khác, cũng như để trả lời câu hỏi tại sao có hạt có trọng lượng, có hạt không có trọng lượng (mà có người ám chỉ đến linh hồn).
Một nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân châu Âu (CERN) nói sự tồn tại của hạt tiểu nguyên tử này được dự đoán từ lâu nhưng mãi đến bây giờ phát hiện được do nó ẩn hiện như ma, rất không ổn định.
Vật lý học từng biết đến các hạt cơ bản như proton và neutron. Hạt cơ bản mới được phát hiện mang tên Xi-b Baryon được cho rằng khác hẳn hai hạt cơ bản phổ biến trên.
Những người ngoài cuộc chỉ có thể hình dung ý nghĩa của phát hiện này khi biết nó là kết quả lao động và hợp tác của hàng nghìn nhà khoa học hàng đầu châu Âu trong khuôn khổ thí nghiệm nổi tiếng mang tên Compact Muon Selenoid (CMS) và gọi tắt là Hợp tác CMS.
Thí nghiệm này có sự tham gia của 3.600 nhà khoa học đến từ 183 viện nghiên cứu thuộc 38 quốc gia và vùng lãnh thổ. Máy phát hiện nó được đặt trong một hang ngầm rộng lớn, dưới lòng đất một tỉnh của Pháp và xuyên qua biên giới Thụy Sỹ, đến tận Geneve.

Theo Tiền Phong
 
 
 
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)