Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phát hiện sâm Ngọc Linh độn chì

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Một củ sâm hình thái rất giống Sâm Ngọc Linh (các nhà khoa học gọi là sâm Việt) vừa bị một đơn vị kiểm định phát hiện độn hàng chục viên chì một cách tinh vi.
Sâm Ngọc Linh được độn chì một cách tinh vi /// Ảnh: Quang Viên
Sâm Ngọc Linh được độn chì một cách tinh vi. ẢNH: QUANG VIÊN
Theo đơn vị kiểm định, đây là mẫu sâm Việt (quen gọi là sâm Ngọc Linh) hoang dã có nguồn gốc ở phía bắc, giáp biên giới Trung Quốc, trọng lượng hơn 300 gr, còn nguyên vẹn thân và lá.
Một khách hàng mang đến yêu cầu kiểm định tính, định lượng nhằm xác định các thành phần saponin chính trong sâm Việt Nam gồm M-R2, G-Rg1, G-Rb1 và G-Rd.
Do yêu cầu định lượng nên lượng mẫu kiểm cần nhiều và người nhận mẫu đã kiểm tra nguyên củ sâm, chọn vị trí ngẫu nhiên rồi cắt bằng dao lam. Bình thường, chỉ cần cắt nhẹ nhưng lần này người nhận kiểm nghiệm mẫu chỉ cắt được một lát mỏng dày tầm 8 mm.
Điều ngạc nhiên cho người kiểm định là khi mở lát cắt ra thì phát hiện một… ổ bi không dưới 30 viên, mỗi viên bi nặng tầm 0,2 gr xếp dày đặc và kín lõi sâm.
Phát hiện sâm Ngọc Linh độn chì - ảnh 1
Ổ bi không dưới 30 viên, mỗi viên bi nặng tầm 0,2 gr xếp dày đặc và kín lõi củ sâm Ngọc Linh. ẢNH: QUANG VIÊN
“Chúng tôi đã thấy nhiều lần người ta ghép các củ sâm lại nhằm tăng khối lượng củ sâm (do củ càng lớn thì giá tiền càng cao), hoặc nghe bắt đinh sắt vào củ sâm cũng khá nhiều. Bởi vậy, lần đầu tiên nhìn thấy những viên bi xếp dày đặt trong củ sâm làm chúng tôi rất ngạc nhiên về mức độ tinh vi của người bán”, người kiểm định cho biết.
Theo các chuyên gia và giới chơi sâm Việt, việc độn bi kim loại, đặc biệt các loại kim loại độc hại như chì rất nguy hiểm vì đa số người dùng tại Việt Nam sử dụng các củ sâm giá trị như vậy ngâm rượu luôn để nguyên củ nên sẽ rất khó phát hiện. Các củ sâm tươi được độn kim loại độc hại sẽ làm nguyên củ sâm bị nhiễm độc chứ không riêng gì ngay chỗ bị độn.
Phát hiện sâm Ngọc Linh độn chì - ảnh 2
Theo các chuyên gia và giới chơi sâm Việt, việc độn bi kim loại, đặc biệt các loại kim loại độc hại như chì rất nguy hiểm. ẢNH: QUANG VIÊN
Những củ sâm Việt Nam hoang dã ngày càng hiếm, đặc biệt những củ có khối lượng trên 100 gr còn hiếm hơn và giá thành rất cao. Việc giả mạo sâm Ngọc Linh ngày càng khó vì có nhiều trung tâm kiểm định chất lượng ở cả nước. Chính vì thế, thủ đoạn giả mạo sâm bằng cách tăng khối lượng sâm với thủ thuật độn kim loại nặng độc hại trở thành "chiêu” mới của những người bán sâm không có lương tâm.
Theo Quang Viên/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)