Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Phát hiện “sát thủ các hành tinh” ngoài vũ trụ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện rằng hiện tượng tối đen không đều của ngôi sao RZ Piscium có thể do những đám mây bụi khí khổng lồ bay quanh nó.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng ngôi sao RZ Piscium, nằm cách Trái đất 550 năm ánh sáng trong chòm sao Pisces có khả năng phá hủy các hành tinh nhỏ bay quanh nó.
Ngôi sao RZ Piscium có các đám mây bụi khí bay xung quanh.
Ngôi sao RZ Piscium có các đám mây bụi khí bay xung quanh.
Các nhà thiên văn thấy rằng độ sáng của sao RZ Piscium giảm 10 lần trong khoảng thời gian định kỳ 2 ngày một lần.
Khi đó, ngôi sao bắt đầu phát ra thêm năng lượng hơn trong phổ hồng ngoại, điều này cho thấy sự hiện diện của một đám mây bụi. Trước đó, các nhà khoa học thấy RZ Piscium là một ngôi sao trẻ, bao quanh bởi một vành đai các tiểu hành tinh dày đặc và chúng thường va chạm và nghiền nát nhau.
Sử dụng các kính thiên văn hiện đại, các nhà khoa học đã cố gắng xác định được tuổi của sao RZ Piscium là khoảng 30 đến 50 triệu năm tuổi và ở độ tuổi này, RZ Piscium được xem là khá trẻ.
Tuy nhiên, theo một giả thuyết khác, RZ Piscium có thể già hơn Mặt trời và bắt đầu mở rộng thành một ngôi sao đỏ khổng lồ. Bằng cách tăng kích cỡ, nó sẽ phá hủy những hành tinh bay quanh nó và điều này có thể giải thích sự tồn tại của đám mây bụi khí bay quanh RZ Piscium.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)