Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Phát hiện ung thư sớm bằng công nghệ mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là kết qu nghiên cu ca GS.TS.BS Trn Dip Tun (Trưng ĐH Y dưc TP.HCM) và cng s va đưc công b. Kết qu này là tin đ m rng cho phát hin và điu tr các dng ung thư khác. Qua đó, nếu phát hin sm đưc ung thư s gim gánh nng chi phí cho điu tr, chăm sóc bnh nhân và tăng cơ hi cha khi bnh.


Phân b nng đ cfDNA ca các mu sau bưc chun b thư vin

Ci thin t l khi bnh

Nhóm nghiên cứu khẳng định, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong nhóm 5 loại ung thư phổ biến nhất, đứng thứ hai ở nữ giới (sau ung thư vú) và đứng thứ tư trong 5 loại ung thư phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiên lượng khá tốt so với một số ít bệnh lý ác tính khác.

Ti Vit Nam, ung thư đi trc tràng nm trong nhóm 5 loi ung thư ph biến nht, đng th hai  n gii (sau ung thư vú) và đng th tư trong 5 loi ung thư ph biế nam gii.

GS.TS.BS Trần Diệp Tuấn cho biết, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt từ 50 đến 100%, nghĩa là thời gian sống còn của bệnh nhân phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh ở thời điểm được chẩn đoán. Việc chẩn đoán sớm chính xác, tránh nhầm lẫn các bệnh khác rất quan trọng, giúp cải thiện tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian sống còn cũng như chất lượng sống của bệnh nhân. Hiện nay, phương pháp nội soi để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng vẫn được xem là phương pháp chuẩn vàng cho chẩn đoán với các ưu điểm: độ chính xác cao; cho phép kết hợp tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u ngay khi phát hiện. Phương pháp này giá thành cao và có tính xâm lấn nên mức tiếp cận kỹ thuật còn hạn chế, khó triển khai rộng rãi. Các phương pháp phân tích kháng nguyên trong phân như phân tích máu hiện diện trong phân FOBT (faecal occult blood) và FIT (fecal immunochemical) tuy không xâm lấn, nhưng độ đặc hiệu của cả hai kỹ thuật này thấp (6%-56%). Đáng chú ý là kết quả chẩn đoán có khả năng sai lệch do chảy máu ruột xảy ra bởi nhiều bệnh lý khác như bướu thịt, trĩ, viêm ruột hoặc do ăn uống… “Gần đây, một số đơn vị tại Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu xây dựng quy trình sinh thiết lỏng phát hiện phân tử DNA khối u tự do (Circulatin Tumor DNA – ctDNA) ở bệnh nhân ung thư, hầu hết thuộc giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV); tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận đơn vị nào nghiên cứu quy trình phát hiện ctDNA trong giai đoạn sớm của ung thư. Từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình phát hiện ctDNA trong ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm bằng công nghệ giải trình tự thế hệ mới”. Đây là nhiệm vụ khoa học công nghệ được triển khai từ năm 2019 với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM”, GS.TS.BS Trần Diệp Tuấn cho biết.

Nhiu cơ hi cho nghiên cu điu tr ung thư

Theo quy trình này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu mẫu máu ở các bệnh nhân ung thư đại trực tràng và bệnh nhân khỏe mạnh, ứng dụng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới, tách chiết phân tử DNA tự do (cfDNA) từ mẫu huyết tương thành công và đánh giá được sự khác biệt giữa nồng độ cfDNA ở bệnh nhân và người khỏe. CfDNA sau khi tách chiết được và qua các bước chuẩn bị thư viện giải trình tự, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình sinh thiết lỏng phát hiện ctDNA trong máu ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm. Trước tiên, thu nhận mẫu huyết tương bệnh nhân, sau đó sẽ tách chiết để thu nhận các mảnh DNA tự do. Qua bước phân tích dữ liệu giải trình tự, nhóm nghiên cứu xác định được sự hiện diện của ctDNA trong mẫu huyết tương bệnh nhân. 


Ph đt biến gen trên mu

Theo GS.TS.BS Trần Diệp Tuấn, nghiên cứu của đề tài “Xây dựng quy trình phát hiện ctDNA trong ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm bằng công nghệ giải trình tự thế hệ mới” cũng đã minh chứng được tính khả thi về mặt kỹ thuật của quy trình sinh thiết lỏng sàng lọc ung thư giai đoạn sớm dựa trên đột biến đặc trưng ung thư, đạt độ tin cậy tương tự như nghiên cứu trên thế giới. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã khắc phục được hạn chế về mặt kỹ thuật của phương pháp sinh thiết lỏng gặp phải. Đặc điểm đáng chú ý trong nghiên cứu là đã nhận thấy 44/50 số mẫu có sự hiện diện của các đột biến xuất phát từ tế bào bạch cầu (WBC) hiện diện trong khối u của bệnh nhân. Đây là hiện tượng xâm nhập của tế bào miễn dịch vào trong khối u đã được báo cáo ở nhiều nghiên cứu trước đó. Với đặc tính mẫu nghiên cứu là ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm, có thể thấy hệ miễn dịch đã tấn công rất sớm vào khối u. Tuy nhiên, tại sao hệ miễn dịch vẫn chưa thể loại bỏ hiệu quả khối u thì vẫn cần được làm rõ. Với ghi nhận này, có thể mở ra thêm những nghiên cứu về ứng dụng của liệu pháp điều trị miễn dịch trong điều trị ung thư.

T L SNG CA BNH NHÂN UNG THƯ
GIAI ĐO
N MUN THƯNG THP HƠN 5% 

Theo nhóm nghiên cứu, một xét nghiệm phát hiện ung thư giai đoạn sớm có độ chính xác cao, giá thành hợp lý và đặc biệt là sự đơn giản, không xâm lấn có thể được ứng dụng rộng rãi trong sàng lọc sớm các loại ung thư nói chung và ưng thư đại trực tràng nói riêng. Hiện nay, hơn 70% số ca ung thư ở Việt Nam được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến xa, dẫn đến việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư trở thành gánh nặng đối với xã hội. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn thường thấp hơn 5%. Việc nghiên cứu thành công của đề tài “Xây dựng quy trình phát hiện ctDNA trong ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm bằng công nghệ giải trình tự thế hệ mới” là tiền đề mở rộng cho các dạng ung thư khác ở người Việt Nam. Qua đó, nếu phát hiện sớm được bệnh ung thư sẽ giảm gánh nặng chi phí cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân và tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

GS.TS.BS Trần Diệp Tuấn chia sẻ thêm, hướng nghiên cứu sắp tới là phân biệt được phổ đột biến giữa u lành tính và u ác tính. Ngoài ra, đây là nghiên cứu bước đầu xây dựng quy trình nên được nhóm thực hiện theo hướng bệnh – chứng, do đó các giá trị đạt được trên nhóm dân số có nguy cơ rất cao ung thư đại trực tràng (tỷ lệ 34,2%). Vì vậy, để triển khai quy trình vào trong thực tế cần mở rộng nghiên cứu trên nhóm dân số chung với cỡ mẫu lớn hơn và mang tính đại diện.

Trn Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)