NASA vừa chính thức công bố những phát hiện mới nhất về các vật chất mới được tìm thấy trên bề mặt hành tinh lùn Ceres.
Những hợp chất mới này đều là vật chất hình thành từ tác động của thiên thạch hay tiểu hành tinh.
Ceres (tiếng Latin: Cerēs), là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa. Hành tinh lùn này được nhà thiên văn Giuseppe Piazzi phát hiện vào ngày 1/1/1801 và được đặt tên theo thần Hy Lạp Ceres – nữ thần của cây cỏ, mùa màng và tình mẫu tử. Trong một nửa thế kỷ nó được cho là hành tinh thứ 8.
Mới đây, thiết bị chụp ảnh công nghệ hồng ngoại Infrared Astronomy (SOFIA) của NASA đã tiếp cận bề mặt hành tinh lùn Ceres và phát hiện ra một điều bất ngờ. Theo đó, cấu trúc bề mặt hành tinh lùn Ceres không chỉ giàu Carbon đặc thù như chúng ta nghĩ mà còn chứa rất nhiều hợp chất bụi pyroxen khô, pha trộn với bụi ướt, băng và cacbonat. Những hợp chất mới này đều là vật chất hình thành từ tác động của thiên thạch hay tiểu hành tinh.
Những dữ liệu mới nhất cho thấy có thể hành tình lùn Ceres hình thành nhờ sự bồi đắp từ các tàn dư va chạm, thiên thạch, siêu tân tinh trong không gian. Không những thế, quá trình bồi đắp này có thể hoạt động ngoài rìa hệ mặt trời.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được các vật liệu mới vừa tìm thấy trên Ceres có nguồn gốc từ đâu? Và vấn đề cách mà hành tinh lùn Ceres hình thành trong vũ trụ tiếp tục là vấn để bỏ ngỏ trong giới khoa học.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)