Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phạt nặng hành vi mua bán động vật hoang dã

Tạp Chí Giáo Dục

Trung tâm Giáo dc Thiên nhiên đã liên tiếp ghi nhn nhiu đi tưng qung cáo, rao bán đng vt hoang dã trái phép trên internet b x pht. Nhng chế tài mnh m ca các cơ quan chc năng vi hành vi “qung cáo bán đng vt hoang dã trên internet” đã th hin thái đ “không khoan nhưng”, quyết tâm ngăn chn loi vi phm này.


Phòng Cnh sát môi trưng Công an tnh Kiên Giang kim tra và tch thu nhiu sn phm m ngh chế tác t đng vt hoang dã

B truy cu trách nhim hình s

Trong năm 2022, nhiều đối tượng mua bán động vật hoang dã bị xử phạt. Bên cạnh những mức phạt hành chính, nhiều đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự sau khi bị phát hiện có hành vi vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã và sản phẩm, bộ phận của loại động vật nguy cấp, quý, hiếm trái phép.

Cụ thể, tháng 1-2022, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã tuyên phạt đối tượng Lý Hải Thọ mức án 24 tháng tù về hành vi tàng trữ trái phép 1 cá thể hổ đông lạnh, 1 tiêu bản đầu gấu và 1 tiêu bản đầu hổ.

Tháng 9-2022, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tuyên phạt đối tượng Đặng Văn Tường mức án 30 tháng tù về hành vi buôn bán trái phép sừng tê giác, nội tạng hổ. 

Tháng 11-2022, Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) đã tuyên phạt đối tượng Đinh Minh Tính (trú tại thôn Yên Nhất, xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa) mức án 12 tháng tù về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm… Đối tượng này đã thường xuyên đăng tải bài viết quảng cáo, rao bán các cá thể hổ con, móng gấu, mật gấu, móng hổ, nanh hổ, ngà voi và nhiều sản phẩm từ động vật hoang dã khác trên các trang mạng xã hội từ năm 2020 cho đến thời điểm bị bắt giữ.


Đi tưng vi phm b lp biên bn

Không chỉ trên mạng, cơ quan chức năng cũng xử phạt nhiều cửa hàng thu mua sản phẩm liên quan đến động vật hoang dã. Cụ thể, tháng 10-2022, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kiểm tra hai cơ sở thủ công mỹ nghệ và lưu niệm trên địa bàn, phát hiện và tịch thu nhiều sản phẩm chế tác từ rùa biển. Hai cơ sở là cửa hàng thủ công mỹ nghệ Đồi Mồi và Huyền Phan Văn Thân (phường Đông Hồ) và cửa hàng lưu niệm Ngọc Chi (khu du lịch Mũi Nai) có hành vi bày bán các sản phẩm như vòng tay, nhẫn, lược, trâm cài tóc được chế tác từ đồi mồi. Tổng cộng 81 sản phẩm lưu niệm chế tác trái phép đã bị cơ quan chức năng tịch thu.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp mua bán động vật hoang dã bị xử phạt nghiêm khắc góp phần nâng cao ý thức cho người dân về việc bảo tồn động vật hoang dã cũng như mức độ xử phạt nếu vi phạm.

Vi phm dưi mi hình thc

Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm về động vật hoang dã trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng ba quý đầu năm 2022, cơ sở dữ liệu vi phạm về động vật hoang dã của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên đã ghi nhận 2.600 vụ việc vi phạm, trong đó chiếm tới 52% là các vụ việc vi phạm trên internet (với 1.326 vụ). Một số nền tảng mạng xã hội thường ghi nhận các vi phạm như: Facebook, Zalo, YouTube, TikTok. Lợi dụng sự thuận tiện của internet dễ dàng chào hàng, thỏa thuận mua bán với khách hàng, sử dụng được nhiều tài khoản ảo ẩn danh gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác điều tra, nhiều đối tượng đã ngang nhiên quảng cáo, rao bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm là “hàng cấm” theo quy định của pháp luật. Mặc dù hầu hết các đối tượng đều nhận thức được sản phẩm mình đang rao bán là hàng cấm nhưng lợi nhuận cao cùng mức độ rủi ro thấp đã thúc đẩy các đối tượng xâm hại đến các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm để thu lợi bất chính.


S
n phm chế tác liên quan đến đng vt hoang dã

Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, mọi hành vi lưu giữ, quảng cáo, kinh doanh các loài động vật và sản phẩm, bộ phận từ chúng mà không có nguồn gốc hợp pháp hoàn toàn bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Tùy theo loài, tính chất, mức độ nghiêm trọng, hành vi nuôi nhốt, săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt động vật hoang dã hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, sản phẩm, bộ phận liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù đối với cá nhân theo Điều 190, 191, 234, 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc xử phạt vi phạm hành chính lên đến 400 triệu đồng đối với cá nhân theo Điều 21, 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP) hoặc Điều 41 Nghị định 42/2019/NĐ-CP. 

Hành vi quảng cáo bán trái phép các sản phẩm động vật hoang dã (không phân biệt là hàng thật hay hàng giả) dù là trên internet cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với cá nhân theo Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP hoặc Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Bà Bùi Thị Hà (Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên) chia sẻ, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên rất hoan nghênh mức phạt nghiêm khắc tại các địa phương đã áp dụng với các đối tượng quảng cáo bán động vật hoang dã trên internet. Tuy không gian mạng là “ảo” nhưng các giao dịch và lợi ích đối tượng thu được từ hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép là có thật. Chúng ta đã có một hệ thống quy phạm pháp luật khá toàn diện để xử lý vi phạm về động vật hoang dã dù cho đó là vi phạm trên không gian mạng. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên khuyến khích các cơ quan chức năng vận dụng quy định pháp luật để điều tra, xác minh làm rõ cũng như xử lý nghiêm hành vi của các đối tượng có liên quan. “Trung tâm cũng hy vọng những mức hình phạt nghiêm khắc với hành vi quảng cáo động vật hoang dã nói trên sẽ góp phần răn đe, nâng cao nhận thức của cộng đồng về những hậu quả nghiêm trọng của hành vi này, từ đó góp phần xóa bỏ vi phạm về động vật hoang dã trên không gian mạng”, bà Hà bày tỏ.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)