Sự kiện giáo dụcTin tức

Phát sợ với cơm sinh viên ôi thiu ở làng Đại học

Tạp Chí Giáo Dục

Tất cả các loại rau, củ, quả, thịt, cá…ôi đều được đưa vào làng Đại học Thủ Đức TP.HCM dựa trên công nghệ “hô biến” đã trở thành những bữa cơm sinh viên rất rẻ nhưng cũng bẩn và độc hại vô cùng.
Khuất mắt trông coi
Có một thực trạng đau lòng cho nhiều sinh viên làng Đại học là họ không hề hay biết các chủ quán cơm đang lừa mình theo nhiều chiêu thức tinh vi của công nghệ biến đồ ôi thiu thành đồ ngon rẻ nhưng độc hại.
Sau buổi học mệt nhọc, đường xa…thay vì tự nấu cho mình những bữa cơm sạch; nhiều sinh viên đã sà vào các quán cơm ven trường để đánh chén no nê. Nhưng sinh viên không biết mình đang ăn phải món “thịt lừa” hảo hạng của những kẻ kinh doanh theo kiểu làm hại sức khỏe người khác.
Phát sợ với cơm sinh viên ôi thiu ở làng Đại học
Đồ ăn được bày biện gần đường rất mất vệ sinh.
Chúng tôi ghé nhiều quán cơm tại nơi đây mới biết mức độ bẩn mà nhiều người đã kể lại, từ thực phẩm cho đến việc vệ sinh nồi niêu, chén đũa. Quán cơm càng đông sinh viên thì càng bẩn vì nếu họ làm sạch thì sẽ không được hưởng lời trên trời dưới đất.
Nhiều bạn sinh viên phản ánh với chúng tôi sau khi ăn những bữa cơm bẩn như thế này: “Trước đây, khi còn tự nấu ăn cho riêng mình thì ăn cảm thấy rất ngon. Nhưng đôi lúc việc học chồng chéo, tụi em phải ghé quán ăn cho qua ngày. Nhưng ngày chưa qua mà họa đã đến…đang buổi học bụng sôi sùng sục và tiếp đó bị “tào tháo” rượt đuổi gần chết”.
Phát sợ với cơm sinh viên ôi thiu ở làng Đại học
Hãi hùng cảnh chén bát nằm ngổn ngang trên mặt đất.
Đáng sợ nhất là những quán cơm “treo đầu dê bán thịt chó” như quán Đại Bình gần trường ĐH KHXH&NV. Mới bước vào quán các bạn sinh viên sẽ gặp ngay những bảng hiệu theo kiểu quảng cáo rao vặt như: “cơm rẻ, ngon, đảm bảo chất lượng, bình ổn giá…”. Ngoài ra còn treo bằng kỹ thuật viên để đánh lừa khách sinh viên. Nhưng đằng sau cái mác và nhiều bảng hiệu “đẹp” ấy là thế giới của sự nhơ nhớp; các loại chén đĩa tại quán đều được rửa qua loa cho kịp khách ăn. Rồi thực phẩm của quán chẳng biết có sạch hay không mà khi ăn mùi thum thủm. Để lừa sinh viên tất cả các món ăn đều được nhuộm màu thật mát mắt, ăn xong có tác dụng “đau bụng” liền.
Thượng khách sinh viên đến quán này đông như vậy cũng bởi chiêu quảng cáo rất hay, đồng thời khi sinh viên đến ăn còn được món rau sống miễn phí. Nhưng nhìn tận mắt rổ rau xà lách, diếp cá, rau má, tía tô… đã úa, nát, khiến chúng tôi không phát sợ không dám ăn khi nghĩ tới cảnh về nhà phải mua thuốc “xổ” sẵn. “Hậu trường” của quán, rau được vứt trong sọt, đổ ngổn ngang trên nền đất cạnh ngay bếp củi, rồi nhặt, rửa vội vàng qua hai lần nước.
Phát sợ với cơm sinh viên ôi thiu ở làng Đại học
Nhìn qua đống bát đũa được bày biện như thế này khiến nhiều người phát ớn
Tương tự ở nhiều quán gần trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đồ ăn được chế biến tại chỗ trước mặt sinh viên. Đầu bếp chiên sườn, cá, trứng… trên chảo dầu đen kịt. Cạnh bên, chồng bát đĩa chất đống, rải rác các loại thịt, cá, rau, cơm thừa đổ tràn lan và bốc mùi kinh khủng.
Rồi những bữa ăn theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” cũng bị lộ, bởi khi sinh viên ăn phải những miếng thịt, cá, rau… ngon thì không sao nhưng ăn phải những miếng thịt, cá thối thì có mà phát ói chứ đừng nghĩ tới việc quay lại quán.
Trên thực tế đã có nhiều sinh viên phát hoảng và thầm chửi cái kiểu kinh doanh độc ác này: “Miếng ăn là miếng nhục, bỏ tiền đi ăn chứ đâu phải xin gì đâu mà chủ quán làm ăn thất đức quá!”, sinh viên M.H.K nói trong bức xúc.
Kinh doanh theo kiểu “chém gió”
Phát sợ với cơm sinh viên ôi thiu ở làng Đại học
Sinh viên vẫn vô tư dùng cơm thoải mái mà không hề biết mình ăn phải nhiều thức ăn bẩn, chế biến cũng rất mất vệ sinh
Theo ghi nhận của chúng tôi, các món liên quan đến thịt đều được nhập về từ các chủ buôn thịt bẩn tại Đồng Nai hoặc chợ đầu mối. Những món thịt này sau khi được các đầu bếp “thượng hạng” chế biến đều trở thành món ngon nhìn thấy chỉ muốn ăn liền.
Nếu tinh ý chúng ta có thể nhận thấy những miếng thịt bị xén phần bì, có mùi hôi, ăn hơi cứng và dai…đều là thịt heo nọc hoặc heo nái đã chết và được chủ quán mua về với giá rẻ. Thực trạng kinh doanh bát nháo của các quán ăn trong làng ĐH sẽ để lại hệ lụy khôn lường nếu chủ tiệm ăn chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà làm hại sinh viên.
Theo Mai Y Luyến
(tintuc)

Bình luận (0)