Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phát thanh viên bên bờ vỹ tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Trong nhng tháng năm đt nưc chia ct hai min Nam – Bc, có mt cuc chiến khác ngoài đn bom, din ra vô cùng quyết lit gia đôi b sông Bến Hi. Đó là cuc chiến âm thanh. Nhng năm tháng y, ngưi dân đôi b sông tuyến đã thân quen vi ging đc ngt ngào ca o (cô) phát thanh viên Nguyn Th Kim Nhn ca Đài Phát thanh Vĩnh Linh. Nhiu binh sĩ đã vưt sông tr v vi cách mng t tiếng loa phát ra t o Nhn đc mi đêm…

Nhng chiếc loa  cm di tích lch s đôi b Hin Lương – Bến Hi là chng nhân ca s mnh lch s mt thi

Vỹ tuyến 17 – nơi diễn ra “cuộc chiến âm thanh” ngày ấy, bây giờ đã trở thành cụm di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt. Hòa bình nối lại trên nhịp cầu Hiền Lương bắc ngang dòng Bến Hải. Nhưng những bậc cao niên sống đôi bờ sông này vẫn nhớ như in giọng đọc ấm ngọt của cô phát thanh viên Nguyễn Thị Kim Nhạn của Đài Phát thanh Vĩnh Linh – một giọng đọc suốt 20 năm bên dòng Bến Hải, hôm nào vắng đã thấy nhớ, thấy thiếu.

1.O Nhạn bây giờ đã bước qua tuổi 83, ký ức về những năm tháng làm phát thanh viên bên dòng sông tuyến vẫn rõ mồn một. “Quê tui ở Huế. Tui theo gia đình tập kết ra Bắc, đi học sư phạm để theo nghiệp dạy học nhưng như cơ duyên định sẵn, năm 1956 đài Vĩnh Linh thành lập thì tui về làm phát thanh viên, biên tập viên. Ngót 20 năm cống hiến cả thanh xuân ở đó. Vĩnh Linh trong tui không chỉ là một địa danh, một nơi công tác mà còn gắn bó như quê hương”, o Nhạn nói. Năm đó o Nhạn 18 tuổi. Chất giọng Huế đọc lên nghe ngọt và vang của o được chọn. Hàng ngày, o phụ trách các chương trình phát thanh chương trình chống càn, dồn dân, chương trình binh vận, nhắn tin về Nam… O Nhạn nói: “Cũng như người lính ra tiền tuyến, những biên tập viên, phát thanh viên của đài có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối cách mạng, chỉ rõ cho người dân, đặc biệt là binh sĩ ngụy hiểu rõ chính nghĩa để quay về”.

2. Ngày đó, cuộc đấu loa đôi bờ Bến Hải diễn ra rất quyết liệt. Hàng ngày, nghe giọng đọc của o Nhạn qua hệ thống loa: “Đây là Đài Truyền thanh Vĩnh Linh”. Địch rất cay cú, chúng tuyên bố nếu bắt được sẽ cắt lưỡi. Nhiều lần, địch phá trạm thu phát của đài. O Nhạn nhớ lại: “Ngày 8-2-1965, chúng cho bom đạn bắn phá tới 82 lần xuống thị trấn Hồ Xá, khiến đường dây tải điện bị hư hỏng, hệ thống loa buộc phải ngừng hoạt động. Địch rêu rao Vĩnh Linh bị thiệt hại nặng, Bí thư Khu ủy Vĩnh Linh Hồ Sĩ Thản và hai phát thanh viên của đài Vĩnh Linh bỏ mạng. Ngay lúc ấy, Bí thư Hồ Sĩ Thản đã chỉ đạo thành lập ngay chương trình phát thanh lưu động, phát sóng qua bờ Nam để đập tan âm mưu của địch. Thế là tui với một phát thanh viên nam cùng anh kỹ thuật viên lên xe đến một cái cống cách cầu Hiền Lương tầm 50 mét. Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi vừa cất lên câu “Đây là Đài Truyền thanh Vĩnh Linh. Mời đồng bào và các bạn đón nghe chương trình của đài” là phía bên kia bờ Nam, bà con đổ ra bờ sông hoan hô “o Nhạn còn sống”. Lần đó tui đã khóc trước micro”.

Đài ít phát thanh viên nữ, o Nhạn gần như bao trọn chương trình. Mỗi ngày phát từ 7 đến 8 lượt, mỗi lượt kéo dài từ 30 đến 90 phút. Những lúc có chương trình đột xuất, o đọc một mạch 3 tiếng liền. Đó là chưa kể những chuyến phát thanh binh vận di động, o cùng đồng nghiệp phải di chuyển dọc bờ Bắc sông Bến Hải, chọn những lùm cây rậm, đủ an toàn để đặt loa và thực hiện phát thanh binh vận hướng về bờ Nam, nơi có những đồn lính canh của địch, buổi phát thanh xuyên đêm. “Giọng đọc phát ra càng khuya thì những người lính bên kia càng có thời gian nghe. Nhiều người lính quốc gia hôm sau đã vượt sông trở về. Khi gặp mặt, hỏi họ lý do thì họ bảo vì mỗi đêm nghe giọng o Nhạn đọc, đã hiểu ra được con đường chính nghĩa nên trở về chung tay bảo vệ quê hương, giành độc lập. Mỗi lần như vậy, mình càng có thêm động lực để theo nghề”, o Nhạn kể.

3. 20 năm bám trụ bên bờ vỹ tuyến, giọng đọc của o Nhạn trở thành thân quen với người dân đôi bờ Bến Hải. O cùng đồng nghiệp gánh trên vai sứ mệnh lịch sử giao phó. “Nghề báo dưới thời bom đạn vất vả khó kể. Nhiều bữa phát thanh lưu động xuyên đêm, bụng đói meo phải nhờ đến tiếp tế của bà con nhân dân. Lúc có con nhỏ thì phải đành lòng gửi đồng nghiệp, gửi bà con để làm nhiệm vụ”. Phát thanh nhiều trên những chiếc loa có tần suất lớn, thời lượng nói nhiều nên có lần o Nhạn bị cứng hàm, đọc không tròn giọng, phải ra tận Hà Nội chữa trị hàng tháng trời. Những tưởng sau lần đó sẽ phải chuyển vị trí công tác khác nhưng yêu nghề, o vẫn nỗ lực mỗi ngày để được trở lại. “Vĩnh Linh ngày đó không chỉ là một đơn vị hành chính mà còn là biểu tượng của cả miền Bắc. Sự kiên cường của lũy thép là đòn bẫy cho sự đấu tranh của đồng bào với kẻ địch. Mình tự hào khi nhận nhiệm vụ ở đó”, o Nhạn bộc bạch.

Vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của tuyến đầu chiến tranh, dấu chân của o đã in khắp dọc dài những làng quê bên dòng Bến Hải. Các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa… trở thành quê hương. O được người dân coi như con, đi đến đâu đều được nhường cơm, sẻ áo, cho trú ẩn trong căn hầm an toàn nhất và luôn động viên để những bài viết của o có lập luận sâu sắc, giọng đọc của o vang xa hơn qua bên kìa bờ vỹ tuyến, đưa tiếng nói chính nghĩa đến với đồng bào. Sau năm 1967, cuộc chiến diễn ra ác liệt, Trạm truyền thanh Hiền Lương bị địch đánh sập không thể hoạt động được, Đài Truyền thanh Vĩnh Linh tổ chức thành 4 trạm hoạt động tại các xã cho đến ngày giải phóng. Trong cuộc chia biệt trùng trùng suốt hơn 20 năm giữa “bên ni – bên nớ” ngày đó, tiếng loa và giọng đọc o Nhạn mỗi ngày như sợi dây nối liền nỗi nhớ mong của những gia đình nửa Bắc, nửa Nam, mang lại cho họ niềm tin về một ngày đoàn tụ.

Vi bà Nguyn Th Kim Nhn – nguyên phát thanh viên bên b v tuyến 17, ngh báo mang li cho đi sng ca bà nhiu ý nghĩa

4. Ngày đất nước thống nhất, o về lại Huế, công tác tại đài tỉnh Bình Trị Thiên, sau này là Đài PHTH Thừa Thiên – Huế cho đến ngày nghỉ hưu. Mỗi lần trở lại Vĩnh Linh, với o Nhạn như là một lần trở về nhà. O Nhạn bảo “Công tác trong môi trường khắc nghiệt, xông pha trước mũi tên, hòn đạn đầy hiểm nguy nhưng nếu ai hỏi tôi có chùng chân, sợ hãi không thì tui chắc chắn rằng không. Bởi nghề báo không chỉ cho mình cơ hội biết thêm nhiều thứ mà nhiệm vụ được giao đối với tui là niềm tự hào. Tự hào vì mình đã có những đóng góp ý nghĩa cùng cả nước trong những năm tháng đất nước chung sức, đồng lòng giải phóng dân tộc”.

Ký nhân vật của Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)