Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phạt tiền giáo viên và học sinh: Không phải là biện pháp giáo dục nhân bản!

Tạp Chí Giáo Dục

Bt c mt ch trương nào trong giáo dc nhà trưng dùng hình thc x pht bng tài chính đu không nên. Nó không phi là gii pháp sâu xa, căn cơ ca mt nn giáo dc nhân bn.

Giáo viên Trưng THPT Tây Thnh (TP.HCM) hưng dn hc sinh trong trưng làm bài tp. Ảnh: N.T

Tôi nhớ có lần trước đây, khi trò chuyện với giáo viên, cố GS.NGND Hoàng Như Mai nói: Khi xử phạt học sinh, thầy cô phải làm sao cho các em “khẩu phục, tâm phục”. Ý của thầy Mai hiểu rộng ra là, phải làm sao cho học sinh khâm phục giáo viên trước mặt bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói của giáo viên, song phải có tác động sâu bền đến nhận thức, tình cảm của các em. Thực tế thì ngày nay có nhiều cách xử phạt của giáo viên, nhà trường với học sinh còn chưa “đẹp” cho lắm và thiếu “tâm phục”. Trong đó có hình thức xử phạt bằng tài chính.

Hiện Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến xã hội về Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó có Điều 29 và Điều 32 thuộc mục 8 của nghị định, có một chi tiết rất đáng lưu ý. Đó là quy định: “Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục”, (Điều 29). Và Điều 32 quy định: “Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học”. Đây là mức phạt tăng gấp đôi so với Nghị định số 138/2013/NĐ-CP lưu hành trước đó. Nguyên nhân sự thay đổi này dễ dàng nhận ra, bởi nhiều vụ việc tiêu cực trong nhà trường thời gian qua.

Khảo sát ý kiến học sinh và giáo viên, chúng tôi có mấy băn khoăn sau đây:

Thứ nhất, không chối bỏ tác dụng răn đe của việc phạt tiền nặng, bởi vì ai cũng sợ mất tiền. Tuy nhiên, những mức phạt lớn như thế là khó áp dụng vào thực tế, người xử phạt khó có khả năng thực thi, người bị phạt khó khả năng đáp ứng. Và nguy cơ điều khoản này trở thành “lý thuyết suông” trên giấy là điều tất yếu.

Chỉ đơn cử mấy thực tế sau đây để thấy việc phạt tiền là không nên: Một cô giáo vì muốn khuyến khích việc học của học sinh đã quy đổi điểm bài kiểm tra ra số tiền để thưởng. Ở trường tiểu học, học sinh chăm ngoan thì được cô khuyến khích cho kẹo. Để khích lệ con tiến bộ, nhiều cha mẹ “treo giá” phần thưởng cho con. Chúng tôi không cho các việc làm ấy là sai. Nhưng chúng tôi nghĩ đó chỉ là những giải pháp ngắn hạn, tạm thời. Vì nếu áp dụng lâu dài sẽ kéo theo những hệ lụy không tốt. Hơn nữa, chưa khích lệ được động cơ và mục đích học tập sâu xa của các em.

Nhiều giáo viên tự ý đưa ra cách xử phạt học sinh bằng tiền: hễ mắc lỗi là đóng phạt. Mặc dù số tiền nộp phạt dùng vào những việc có ý nghĩa đi nữa thì cách xử phạt như thế là không nên. Chỉ có hiệu quả nhãn tiền, chưa làm cho các em thật sự nể phục. Trong lúc nhiều cha mẹ chủ trương giáo dục con cái việc tiêu tiền, thì việc làm của giáo viên đang đi ngược lại. Vả lại, nếu học sinh quen với việc chấp nhận nộp phạt để phạm lỗi thì càng nguy hiểm hơn. Các em sẽ ra sao khi ra sống ngoài xã hội sau này? Tôi thấy có nội quy nhà trường ghi thế này: “Học sinh làm hư hỏng cơ sở vật chất của nhà trường thì phải bồi thường”. Ghi như thế là không đúng. Phải thêm là “phụ huynh phải bồi thường” thì mới đủ. Vì học sinh đi học làm gì có tiền. Nhưng chính việc thêm từ “phụ huynh” vào hiệu quả giáo dục sẽ khác nữa. Ở chỗ các em sợ liên lụy đến cha mẹ, xấu hổ với bạn bè, danh dự bản thân hơn là việc bỏ tiền ra nộp phạt. Bất cứ một chủ trương nào trong giáo dục ở nhà trường dùng hình thức xử phạt bằng tài chính đều không nên. Nó không phải là giải pháp sâu xa, căn cơ của một nền giáo dục nhân bản. Cho nên, theo chúng tôi, việc phạt tiền không phải là một giải pháp tối ưu.

Pht tin có phi bin pháp hay?

Là giáo viên, khi đọc Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, tôi cảm thấy chưa khả thi lắm, bởi vì ngành GD-ĐT muốn làm điều gì đó để ngăn ngừa các hành vi bạo lực xảy ra trong học đường bằng cách phạt tiền người vi phạm. Có thầy cô nào dám khẳng định cho rằng trong cuộc đời dạy học của mình, chưa có một lần nào vi phạm đạo đức nhà giáo do kiềm chế được tính nóng nảy, xử lý được các tình huống xảy ra trong quá trình dạy học một cách trơn tru thành công như mong đợi như không dùng hình phạt với học sinh mình đang dạy: nhẹ thì nhéo tai, khẻ thước kẽ nhẹ vào tay; nặng thì thụt dầu, cho các em chạy vòng quanh sân trường hay la mắng… Tôi nghĩ nghị định này áp dụng thì không khả thi, có khi học sinh vi phạm nội quy ngày càng nhiều, học sinh cá biệt ngày càng tăng do các em biết có nghị định này nên không sợ (có khi xem thường hay thách thức thầy cô). Còn giáo viên, tôi nghĩ nếu ai tận tụy với nghề, thường rầy la học sinh thì số lượng vi phạm không hề nhỏ, bởi vì người thầy ngoài “dạy chữ” còn phải “dạy người” nên sẵn sàng lên tiếng la rầy để khuyên dạy, chứ không thể ngó lơ nhìn học sinh vi phạm mà không dám nói gì – thầy cô mà la học sinh như thế là xúc phạm, mà xúc phạm học sinh thì bị phạt tiền, như vậy có phải là biện pháp hay?

Phạt giáo viên bằng tiền khi xúc phạm học sinh hay vừa qua Bộ GD-ĐT đưa ra văn bản cấm không cho học sinh viết, vẽ vào SGK là tôi nghỉ Bộ GD-ĐT muốn “chữa cháy” cho mình khi bị dư luận lên tiếng nạn bạo hành trong trường học và lãng phí SGK. Mong rằng Bộ GD-ĐT nghĩ ra cách nào hay khi mang ra áp dụng mà giáo viên, phụ huynh và học sinh “tâm phục, khẩu phục”.

Trn Văn Tám (TP.HCM)

Thứ hai, hầu hết các em học sinh và giáo viên đều không hay biết và chẳng quan tâm về nghị định xử phạt là gì, phạt bao nhiêu cả. Trong suy nghĩ, tình cảm và nhận thức của họ, quan hệ thầy – trò là mối quan hệ vô cùng trong sáng dựa trên nền tảng đạo đức truyền thống. Thầy và trò soi vào đó mà giao tiếp, ứng xử hợp lẽ hợp tình. Nếu “dân sự hóa” mối quan hệ ấy bằng luật pháp, bằng tài chính, liệu có làm rạn nứt tình cảm tốt đẹp kia chăng? Không nên lấy những ngoại lệ cá nhân để cào bằng chung cho mọi đối tượng.

Thứ ba, nhiều giáo viên cho rằng quy định xử phạt trên là “vòng kim cô” kìm hãm, trói buộc nhiệt tâm của họ với nghề. Bởi lẽ, việc dạy học luôn rình rập, tiềm ẩn những “tai nạn nghề nghiệp”. Ranh giới giữa việc xử sự sáng suốt và nông nổi; đúng và sai mong manh như sợi tóc. Mà giáo viên cũng là “người trần, mắt thịt”. Nếu cứ thấp thỏm tâm trạng sợ “sập bẫy”, sợ bị phạt e rằng sẽ làm mất sự đột phá, sáng tạo, phát huy cá tính nơi người dạy học.

Chúng tôi tâm đắc với ý kiến của GS. Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam): “Giáo viên vi phạm đạo đức, chuẩn mực của nhà giáo thì xử lý cách khác chứ họ không phải là người buôn bán trốn thuế hay gian lận để vụ lợi mà phải xử phạt bằng tiền”.

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)