Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phạt tiền: triệt tiêu động lực giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh TP.HCM đưc thy hưng dn chn ngh nghip

Đã là người thầy, ai cũng muốn cho học sinh (HS) của mình luôn chăm ngoan, tiến bộ… Vì vậy, cách giáo dục mỗi HS đều có các biện pháp khác nhau, không cách nào giống cách nào và luôn đầy tính nhân văn, nghệ thuật… Một lời căn dặn của GV cho lớp thì có em hiểu ngay, có em nghĩ mãi mới hiểu phần nào. GV phải tìm nhiều cách nói, có cách mềm mỏng và có thể có cả những cách khác (mà HS cứ hiểu lầm là “xúc phạm mình”) để các em hiểu ra. 

Mặt khác, người thầy cũng là người bình thường như bao nhiêu người khác; cũng có đủ hỷ, nộ, ái, ố… chứ không phải là người “mười phân vẹn mười” được! Có lẽ lâu nay, xã hội đã “thần thánh hóa” người thầy, coi người thầy là những bậc “siêu phàm”, không hề có khuyết điểm!

Thực tế trong giáo dục HS, có nhiều em thích nghe nói nhẹ nhàng, ôn tồn nhưng cũng có không ít HS phải dùng “biện pháp mạnh” (nói hơi nặng lời chẳng hạn) thì mới nghe lời. Việc giáo dục HS hiện nay rất phức tạp, rất mệt mỏi vì theo một số GV có trao đổi thì càng ngày HS càng làm biếng học; ngồi trong lớp thường mang điện thoại ra “bấm lướt”, không nghe thầy cô giảng bài… Nhắc vài ba lần mà các em vẫn “chứng nào tật ấy”; vẫn “trơ như đá, vững như đồng” thì với người thầy có “thần kinh thép” mới nhẹ nhàng mỉm cười, tiếp tục giảng bài như không có chuyện gì xảy ra!

Còn với người thầy “người phàm mắt thịt” thì có khi phải bực bội, không kiềm chế được bản thân; nói vài ba câu nặng nhẹ hoặc mời HS đó ra khỏi lớp thì bị khép vào tội “xúc phạm HS” và phạt tiền! Thế tại sao HS không tôn trọng GV, không tôn trọng tập thể lớp (làm việc riêng trong giờ học) thì không bị phạt mà cứ nhắm vào thầy mà phạt? Vả lại, thầy yêu cầu nghe giảng bài, ghi chép thì có lợi cho ai? Quy định “giờ nào việc nấy” tại sao HS không thực hiện?

Còn nhiều những tình huống tương tự như nghe HS chửi tục, thấy HS ngồi lên bàn; hoặc có những lời nói, cử chỉ, hành động vô lễ với thầy cô, với nhân viên… nhưng hầu hết GV đều buộc phải tỏ thái độ “có mắt như mù, có tai như điếc, có miệng như câm” vì chỉ cần sơ sẩy một chút là bị đè ra phạt tiền! Vừa mắc cỡ với đồng nghiệp, vừa mất thể diện với HS thì còn đủ tinh thần, tâm trí để đứng lớp?

Trước đây, bất cứ GV nào, nhân viên nào của nhà trường đều có thể nhắc nhở HS mỗi khi bắt gặp các em vi phạm nội quy… Bây giờ hầu như không còn tính cộng đồng cùng giáo dục này mà GV cho rằng đó là công việc của GV chủ nhiệm, của nhà trường; nhiệm vụ của họ là lên lớp giảng bài, ký tên vào sổ và ra về! Thiệt tình, mọi người đều muốn giáo dục HS nên người, bớt cái xấu, thêm cái tốt cho các em. Nhưng ở đời lắm khi “làm phúc xúc phải tội” nên họ đành phải thực hiện “ba không” (không nghe, không nói, không biết)!

Cần phải bỏ ngay quy định phạt tiền thiếu tính giáo dục, tính nhân văn này để người thầy được “mở lòng” giáo dục HS nên người bằng những biện pháp sư phạm có lý, có tình…

ThS. Lê Đc Đng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)