Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phát triển đào tạo nghề theo hướng mở

Tạp Chí Giáo Dục

Đa dng loi hình, phương thc đào to theo hưng m, linh hot s tăng cơ hi hc ngh, phát trin k năng và h tr phát trin ngun nhân lc trưc thách thc ca cuc cách mng công nghip 4.0.


Phát tri
n GDNN theo hưng m, linh hot và liên thông s to cơ hi thun li cho ngưi lao đng hc ngh – khi nghip – vic làm bn vng, góp phn đi mi và nâng cao cht lưng GDNN (nh minh ha)

TS. Doãn Mậu Diệp (nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) mở, linh hoạt đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đa dạng loại hình đào tạo sẽ đáp ứng nhu cầu của người học và khuyến khích họ tiếp nhận những thách thức mới về sự thay đổi công việc, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, việc đa dạng hóa phương thức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt sẽ tăng cơ hội học nghề và việc làm cho các nhóm người khác nhau, đặc biệt là những người không có điều kiện sử dụng các cách thức đào tạo truyền thống.

Cn hiu đúng v giáo dc ngh nghip m

TS. Doãn Mậu Diệp nhận định, hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Tuy hiện nay vẫn còn một số cách hiểu khác nhau về khái niệm GDNN mở, linh hoạt nhưng tựu trung đều thống nhất về đặc trưng chủ yếu của hệ thống GDNN mở. Theo đó, mở là mở về tư duy đào tạo nghề; mở cho mọi đối tượng (người lao động, phụ nữ, người yếu thế, người khuyết tật, người nghèo…); mở về địa điểm (tại trường, doanh nghiệp, làng nghề, cộng đồng… ); mở về thời gian đào tạo (dài hạn hay ngắn hạn); mở về chương trình đào tạo (CĐ-TC, sơ cấp, thường xuyên theo yêu cầu người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề; chương trình chuyển giao công nghệ…); mở về phương pháp đào tạo, nguồn lực tài chính; mở về liên thông giữa các trình độ trong hệ thống GDNN và liên thông với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân…

Tương tự, TS. Phan Chính Thức (Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề Công tác xã hội Việt Nam) cũng nhìn nhận, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với độ phức tạp và tích hợp nhiều công nghệ khác nhau làm thay đổi từng hệ thống, giữa các hệ thống và toàn bộ đời sống xã hội, trong đó có GDNN. Phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho người lao động học nghề – khởi nghiệp – việc làm bền vững, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Phát triển đào tạo nghề theo hướng này tạo diện mạo mới của các cơ sở GDNN trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, theo TS. Thức, doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông. Theo đó, doanh nghiệp phải song hành với GDNN trong việc định hình và phát triển hệ thống theo hướng mở, linh hoạt với tư cách là chủ thể của quá trình đào tạo. Bởi thực chất đào tạo nghề là đào tạo tại nơi sản xuất, tại các doanh nghiệp. Đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo thực hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Doanh nghiệp là đối tác tham gia vào quá trình đào tạo: Đầu vào – quá trình dạy và học – đầu ra. Đồng thời doanh nghiệp tham gia sâu và đa chiều vào hệ thống GDNN từ ý tưởng xây dựng chiến lược quy hoạch; tuyển sinh; ươm tạo khởi nghiệp; phát triển cơ sở đào tạo tại doanh nghiệp; liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo; phát triển chương trình, linh hoạt về thời gian, đa dạng về phương pháp; đánh giá chất lượng đào tạo; chia sẻ nguồn lực tài chính, tài nguyên mở; đào tạo trực tuyến và cùng tư vấn, hướng nghiệp và tạo việc làm…

Đâu là gii pháp?

Theo TS. Phan Chính Thức, thế mạnh là vậy, nhưng nếu không nhận thức đầy đủ và quản lý không hiệu quả thì GDNN mở, linh hoạt sẽ gặp những rủi ro liên quan đến chất lượng đào tạo, khó khăn trong việc được thừa nhận và công nhận văn bằng, chứng chỉ kỹ năng và trong việc tổ chức thực hiện. Vì vậy, cần có định hướng cho sự phát triển GDNN mở, linh hoạt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt là nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt. Trong đó không thể không học hỏi kinh nghiệm quốc tế và bài học vận dụng vào điều kiện Việt Nam.

GIẢM THIỂU TỐI ĐA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TS. Phan Chính Thức (Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề Công tác xã hội Việt Nam) khẳng định: Đặc thù của GDNN đòi hỏi không chỉ năng lực kiến thức mà còn cả kỹ năng và thái độ nghề nghiệp; năng lực ngoại ngữ, năng lực số ở người dạy và người học, người quản lý… Vì vậy, giải pháp để phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt là cần đẩy mạnh truyền thông về GDNN mở; đổi mới tư duy về phát triển GDNN mở, linh hoạt trong bối cảnh hội nhập quốc tế; xây dựng chiến lược phát triển GDNN mở, đưa ra các quy định, cơ chế, chính sách vào hệ thống văn bản pháp luật; định vị cấu trúc hệ thống GDNN, tạo môi trường sinh thái; xây dựng các kịch bản phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông; mở rộng xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, huy động tài chính từ các doanh nghiệp. Đồng thời rà soát, loại bỏ, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và chế định liên quan đến phát triển GDNN mở, giảm thiếu tối đa các thủ tục hành chính. Bởi đây là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt và liên thông đáp ứng nhu cầu học nghề khởi nghiệp và tạo việc làm bền vững cho người lao động.

TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, các cơ sở GDNN có đủ cơ sở để triển khai phát triển đào tạo nghề theo hướng mở, linh hoạt và liên thông từ Nghị quyết TƯ 29 “Hình thành hệ thống GDNN với nhiều phương thức và trình độ đào tạo”; Nghị quyết 19 “Tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt”; Luật GDNN “Phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt, đa dạng”. Để phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt hiệu quả hơn, TS. Dũng đề xuất cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Giáo dục, Luật GDNN và các văn bản hướng dẫn để phù hợp với xu thế phát triển của GDNN mở, linh hoạt và đa dạng. Về chính sách, cần tiếp tục triển khai các đề án đã có, xây dựng một số đề án mới với cơ chế, chính sách hỗ trợ, cụ thể là đề án năng lực số cho người quản lý, giảng dạy và người học; đề án đào tạo, đào tạo lại cho người lao động đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển hạ tầng, hệ sinh thái cho GDNN mở, linh hoạt. Đồng thời tập trung 3 đột phá: Chuẩn hóa để liên thông và hội nhập; tự chủ để linh hoạt và chủ động, thích ứng; gắn kết với doanh nghiệp để đa dạng, hiệu quả, truyền thông để thay đổi nhận thức… 

Ở góc độ khác, GS. Đào Trọng Thi (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) cho rằng phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống. Theo đó, cần chia trình độ sơ cấp (gồm các khóa đào tạo ngắn hạn với các thời lượng khác nhau) thành ba bậc: sơ cấp 1, sơ cấp 2 và sơ cấp 3, tương ứng với ba bậc 1, 2 và 3 trong khung trình độ quốc gia. Chương trình đào tạo cũng phải thiết kế lại theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ. Quy định thời lượng đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo yêu cầu từng nghề, từng trình độ đào tạo, các mô đun, tín chỉ có thể chuyển đổi giữa các nghề, trình độ bằng hình thức bổ sung, nâng cao. Đồng thời bổ sung các tín chỉ văn hóa (bắt buộc) và các mô đun nghề nghiệp để người học tốt nghiệp trình độ TC đạt yêu cầu tương đương trình độ tốt nghiệp THPT.

Bài, ảnh: Trn Trng Tri

Bình luận (0)