Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển đô thị thông minh: Để cải thiện chất lượng sống của người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Phát trin đô th thông minh (ĐTTM) đã tr thành xu thế tt yếu trong qun lý và phát trin đô th trên thế gii, trong đó có Vit Nam. Có nhiu khái nim khác nhau v ĐTTM, nhưng đến nay theo thng nht ca B tiêu chun ISO 37122 thì ĐTTM là đô th đi mi, đưc ng dng CNTT, truyn thông và các phương tin đ ci thin cht lưng cuc sng.


TP.HCM đang trong quá trình xây dng đô th thông minh

PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương – cho biết, mục tiêu phát triển ĐTTM là có một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, có giá trị, sức sống, có khả năng phục hồi và có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, phải đảm bảo đạt được các chỉ số an ninh, an toàn về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái cho đến các điều kiện khác đặt ra.

Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển ĐTTM là yêu cầu rộng khắp về thiết bị. Cảm biến mọi nơi, dữ liệu, dịch vụ mọi nơi; từ đó mang lại hiệu quả to lớn về các cấu phần, từ Chính phủ điện tử, giao thông thông minh, quản lý tòa nhà thông minh, quản lý tất cả điều kiện sống.

Để làm tốt, ông Thành cho hay: “Các bước phát triển ĐTTM phải xác định nội hàm, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn chứ không thể làm một lúc. Cần tiếp cận, sử dụng các phương pháp tư duy hệ thống, sử dụng nguồn tài nguyên, kinh tế tuần hoàn, tái tạo… trên cơ sở đảm bảo bản sắc, đặc sắc dân tộc”.

Đồng quan điểm, ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam – nhìn nhận, phát triển ĐTTM là vấn đề khó, đòi hỏi các địa phương cần có tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một sự chuẩn bị chu đáo mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra. Một trong các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phát triển ĐTTM là đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số ở đô thị.

Theo ông Dũng, phát triển ĐTTM chính là chuyển đổi số trong đô thị, gồm 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Chính quyền số trong ĐTTM gọn nhẹ nhưng hiệu lực hiệu quả. Dịch vụ hành chính công đơn giản, nhanh chóng. Các dịch vụ công ích thông minh được cung cấp cho cư dân với chất lượng tốt và chi phí hợp lý, an ninh công cộng được đảm bảo. Chính quyền sử dụng sâu rộng công nghệ số, mọi quyết định đưa ra dựa trên dữ liệu đầy đủ, tin cậy và theo thời gian thực.

Tương tự, các thành phần kinh tế trong ĐTTM có khả năng chuyển đổi số thành công với chi phí thấp nhờ sử dụng các dịch vụ thông tin chất lượng cao do chính quyền cung cấp. Các mô hình kinh tế mới được tạo điều kiện phát triển, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Và quan trọng nữa là trong ĐTTM, cộng đồng cư dân được kết nối với nhau, kết nối với chính quyền một cách hiệu quả, an toàn với lòng tin được tăng cường nhờ các dịch vụ xác thực được đảm bảo bởi chính quyền.

Việt Nam hiện có trên 50 địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ liên quan trong đề án phát triển ĐTTM bền vững giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1-8-2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại TP.HCM, UBND TP đã phê duyệt Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành ĐTTM giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2025. Đề án này tập trung vào 4 trụ cột: kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; trung tâm điều hành ĐTTM; trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế xã hội và trung tâm an toàn thông tin TP. Trong phát triển ĐTTM, chuyển đổi số có trên 900 đơn vị của hệ thống chính quyền TP đã liên thông văn bản điện tử thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, quy hoạch đô thị… cũng triển khai nhiều ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho người dân. TP kỳ vọng năm 2022 phát triển nhanh để nâng cao chất lượng chính quyền đô thị, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp, phát huy mọi nguồn lực xã hội để TP phát triển.

Riêng TP.Thủ Đức, ông Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức – thông tin, Thủ Đức đang hướng tới đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn, có văn hóa đặc trưng trên cơ sở bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước. Mục tiêu của Thủ Đức là hoàn thiện hạ tầng kết nối vùng giữa TP.HCM với các địa phương lân cận. Trọng tâm phát triển TP.Thủ Đức theo mô hình khu đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành TP kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo.

Phú Cát

Bình luận (0)