Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển giáo dục vùng cần các điều kiện đảm bảo chất lượng

Tạp Chí Giáo Dục

Gii pháp quan trng đ phát trin GD-ĐT vùng là các điu kin đm bo cht lưng. Đó là nhn mnh ca B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn ti Hi ngh phát trin GD-ĐT vùng Bc Trung b và duyên hi min Trung đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045…


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn phát biu ti hi ngh

Nhiu ch s phát trin thp hơn mc trung bình cc

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, quy mô và mạng lưới các cấp học vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung ngày càng được đầu tư phát triển đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng và cả nước. Đến nay, toàn vùng có 12.322 cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), phổ thông (PT) và giáo dục thường xuyên. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Các địa phương chú trọng công tác huy động trẻ đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp học đều gia tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo và trẻ 5 tuổi thấp hơn so với bình quân của cả nước và không đồng đều giữa các địa phương trong vùng. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường của vùng thấp nhất cả nước. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi các cấp tiểu học (TH) tăng 1,1% so với năm học 2010-2011 tương đương so với bình quân của cả nước. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học đều thấp hơn bình quân của cả nước.

Công tác phổ cập GDMN, PT và xóa mù chữ được củng cố. Toàn vùng có 13/14 tỉnh, thành phố cấp xã duy trì phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; 100% các tỉnh duy trì và đạt chuẩn phổ cập GDTH 41,5% tỷ lệ đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; 57,1% đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn mù chữ mức độ 2. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 tuổi và 15-35 tuổi đều cao hơn bình quân cả nước.

Chất lượng GDPT có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh lên lớp ở cấp TH và THCS có chiều hướng gia tăng, cao hơn bình quân cả nước. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh lên lớp cấp THPT của vùng lại thấp nhất cả nước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THCS và THPT đều thấp hơn so với quân cả nước.  Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa…


Quang cnh hi ngh phát trin GD-ĐT vùng Bc Trung b

Toàn vùng hiện có 44 cơ sở GDĐH, trong đó có 2 ĐH vùng là ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế. Bình quân hằng năm, có hơn 31.000 sinh viên và hơn 2.400 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng. Tuy nhiên, phân bố của các cơ sở GDĐH không đồng đều giữa các địa phương, tập trung chủ yếu tại các địa phương: Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An.

Cn có gii pháp c th cho giáo dc vùng phát trin

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế – văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của cả nước. Chất lượng GD-ĐT đang từng bước được nâng cao và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Dù vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức.

Theo Bộ trưởng, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ có những đặc điểm khác với vùng khác, vì vậy cần những giải pháp có điểm riêng. Thứ nhất, bên cạnh liên kết vùng, liên kết tiểu vùng cũng rất quan trọng, cần phải tính toán để phân bổ quy mô tiểu vùng. Bên cạnh đó, khu vực này thời gian tới sẽ phát triển năng động, kéo theo nhu cầu nhân lực lớn, với đường biển dài thì yếu tố biển phải được xem là từ khóa quan trọng. Phải tận dụng hơn nữa lợi thế biển vì khi kinh tế biển phát triển thì nhân lực đáp ứng càng được chú trọng.

Với tính chất đa dạng trong nội bộ vùng thì tổ chức GD-ĐT cũng phải tính đến yếu tố đa dạng tương ứng. Vừa tính đến mũi nhọn, đào tạo nhân tài, cũng phải tính đến đảm bảo công bằng giáo dục, giáo dục dân tộc, miền núi, vùng khó khăn hải đảo. Có thể nói, đây là vùng tập hợp những điểm thuận lợi nhất nhưng cũng khó khăn nhất của cả nước.

Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là vùng có truyền thống hiếu học. Thực tế, vùng nào tính hiếu học càng cao, thì sự căng thẳng học hành càng lớn, yếu tố đề cao thành tích càng gay gắt. Vì vậy, các tỉnh trong vùng cần lưu ý điều chỉnh cách thức để phát triển nhân tài theo yêu cầu mới của thời đại, tìm ra giải pháp phù hợp. Mặt khác, cần đảm bảo công bằng giáo dục, phát triển giáo dục dân tộc, nhất là khu vực có một số nhóm dân tộc rất ít người. Thực tế trong giáo dục chung của vùng đã làm khá tốt, nhưng hơn một nửa các tỉnh trong khu vực này chưa có trường hoặc trung tâm giáo dục đặc biệt, chưa có trường dành riêng cho đối tượng khuyết tật. Việc đảm bảo công bằng, hỗ trợ cho nhóm đặc biệt là thách thức đối với vùng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giải pháp quan trọng để phát triển GD-ĐT vùng là các điều kiện đảm bảo chất lượng. Mặc dù là vùng, nhưng các giải pháp căn cơ đều là giải pháp mang tính quốc gia, cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớn tiến đến hiện đại hóa; vấn đề dùng ngân sách trong giáo dục; sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, ngành giáo dục cũng đang xác định khâu đột phá mọi vấn đề phát triển GD-ĐT là giáo viên. Bên cạnh giáo dục mũi nhọn phải đảm bảo chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú.

Bộ trưởng cho rằng, so với các vùng khác, tỷ lệ người học ĐH của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đang thấp. Cần có giải pháp về chỗ học, khuyến khích học, giải quyết việc làm. Đây không chỉ là vấn đề dân trí mà còn là vấn đề nhân lực chất lượng cao. Bộ trưởng đề nghị các địa phương quan tâm đến quy hoạch hệ thống GDMN, GDPT hợp lý. Đặc biệt dành quỹ đất cho GD-ĐT, mạng lưới trường lớp.

Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)