Sự kiện giáo dục

Phát triển giao thông xanh: Vấn đề cấp thiết tại TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Trong chương trình gim ô nhim môi trưng giai đon 2020-2030, TP.HCM đã đưa ra mc tiêu đi vi lĩnh vc giao thông vn ti là phi ct gim 90% lưng cht thi ô nhim không khí tăng thêm vào năm 2030, dn tiến đến và đt mc tiêu phù hp Quyết đnh s 876/QĐ-TTg ngày 22-7-2022 ca Thng (phê duyt Chương trình hành đng v chuyn đi năng lưng xanh, gim phát thi khí carbon và khí metan ca ngành giao thông vn ti). Theo đó, phát trin giao thông xanh là vn đ cp thiết hin nay ti TP…

ThS. Mai Hoài Đan – Trường ĐH Tài chính – Marketing – phát biểu tại hội thảo

Gn 1.400 ngưi t vong/năm do ô nhim không khí

Con số đáng báo động này được ThS. Mai Hoài Đan – Trường ĐH Tài chính – Marketing – đưa ra tại Hội thảo “Chính sách và giải pháp về giao thông vận tải cho phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM”.

ThS. Đan nhấn mạnh: “Thực trạng ô nhiễm không khí ở TP.HCM đang là vấn đề đáng báo động. Nồng độ PM2.5 tại TP hiện cao gấp 4,2 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đặc biệt, hằng năm, TP.HCM có gần 1.400 người tử vong vì các chất gây ô nhiễm không khí”.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng không khí tại TP.HCM là tình trạng giao thông đông đúc. Số lượng xe máy và ô tô ngày càng tăng đã tạo ra lượng khí thải khổng lồ, góp phần làm giảm chất lượng không khí. Điều đáng nói là phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển mạnh mẽ đã khiến người dân phụ thuộc nhiều vào xe cá nhân.

“TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước, mật độ dân số cao với khoảng 9,4 triệu người và hơn 4 triệu người vãng lai. Các hoạt động kinh tế – xã hội luôn diễn ra rất sôi nổi. Từ đó dẫn đến nhu cầu đi lại tại TP gia tăng nhanh chóng, gây áp lực lên hệ thống giao thông đô thị và chất lượng không khí, môi trường của TP”, bà Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch UBND TP.HCM – nói.

Theo báo cáo của trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam, 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi trường, không khí có nguồn gốc từ các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm này gây tác động rất xấu tới sức khỏe cộng đồng.

Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng, việc tìm giải pháp hiệu quả để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí từ giao thông tại TP.HCM nói riêng và các đô thị ở Việt Nam nói chung là một nhiệm vụ cấp bách.

TP đang n lc “xanh hóa” xe buýt

Giao thông xanh (green transportation) là một hệ thống giao thông vận tải sử dụng hiệu quả các nguồn lực (năng lượng, tài nguyên đất…). Để đạt được giao thông xanh (tức đạt được mục tiêu phát triển bền vững) cần có một hệ thống gồm: tư duy xanh, chiến lược giao thông vận tải xanh, quy hoạch giao thông vận tải xanh, xây dựng công trình giao thông xanh, khai thác vận hành giao thông xanh, phát triển phương tiện giao thông xanh…

Theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2040, tại Việt Nam sẽ từng bước hạn chế, tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Hiện nay, để cải thiện tình trạng này xu hướng chung của các quốc gia phát triển là hạn chế, tiến tới dừng hoạt động của phương tiện sử dụng xăng và dầu diesel. Theo đó, các nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu tiên phát triển, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông vận tải, hệ thống vận tải công cộng thân thiện với môi trường (như xe buýt điện, xe buýt chạy bằng khí thiên nhiên nén (CNG), taxi điện, đường sắt đô thị…).

“Trong thời gian qua các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đã nỗ lực “xanh hóa” xe buýt. Theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tất cả xe buýt thay thế, đầu tư mới phải là xe sử dụng điện, năng lượng xanh. Việc chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường”, ThS. Đan cho biết.

Mật độ giao thông dày đặc khiến chất lượng không khí tại TP.HCM bị ô nhiễm nặng

Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, TP hiện đang triển khai chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải. Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu từ năm 2025 trở đi, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh với tỷ lệ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn đạt 25%.

Từ năm 2030, tỷ lệ xe sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. TP đã đưa vào vận hành 77 xe buýt điện hoạt động tại 5/128 tuyến. Ngoài ra còn có thêm 500 xe buýt chạy bằng CNG.

Quay v vi… xe đp

Theo ThS. Đan, hiện nay một số TP ở Việt Nam đang triển khai áp dụng mô hình chia sẻ xe đạp truyền thống. Trên nền tảng đó, chúng ta hoàn toàn có thể thúc đẩy xe điện; qua đó sẽ đáp ứng được nhu cầu theo xu hướng hiện nay cũng như giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu, giảm phát thải.

TP.HCM đã chính thức khai trương dịch vụ xe đạp công cộng với 43 trạm đậu xe được bố trí trên vỉa hè nhiều tuyến đường tại quận 1, gần các trạm dừng, nhà chờ xe buýt, công viên, điểm du lịch… Mỗi trạm diện tích 10-15m2, với 10-20 xe đậu theo từng ô.

Việc phát triển xe đạp công cộng theo hình thức xã hội hóa tạo thêm sự lựa chọn về phương thức giao thông cho người dân đi lại và du khách tham quan khu vực trung tâm TP… Đồng thời, giúp tăng cường hiệu quả sử dụng xe buýt và các phương tiện công cộng trong tương lai (metro, BRT, vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy…) theo hướng văn minh, hiện đại, hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Chi Phm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)