Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Phát triển hạ tầng giao thông khu Nam Sài Gòn

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM hin có nhiu d án h tng giao thông đang và s khi công trong thi gian ti nhm thúc đy s phát trin nhanh, bn vng khu Nam Sài Gòn.


Khu vc thi công hm chui, cu vưt nút giao thông Nguyn Văn Linh – Nguyn Hu Th

Những dự án này được đánh giá là một cú hích cho sự phát triển khu Nam Sài Gòn thành một đô thị hiện đại theo đề án quy hoạch của TP.HCM. Các dự án hạ tầng có thể kể đến là cầu Kênh Tẻ 2, cầu Thủ Thiêm 4, nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, Metro số 4, cầu Nguyễn Khoái…

Dự án được xem là trọng điểm, giải quyết hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông ở khu Nam là dự án hầm chui, cầu vượt nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (Q.7). Dự án này đã chính thức khởi công giai đoạn 1 với hạng mục hầm chui 2 và vòng xoay nút giao, công trình có tổng vốn đầu tư 830 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2022. Không chỉ giải quyết được tình trạng kẹt xe triền miên tại đây mà nút giao này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực phía Nam nói riêng và TP.HCM nói chung.

Cùng với đó, cầu Phước Lộc (nối hai xã Phước Lộc và Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cũng đã thi công trở lại sau nhiều năm tạm ngưng do vướng công tác giải phóng mặt bằng. Ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, cầu Phước Lộc có vốn đầu tư 405 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước tháng 2-2021.

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM cho biết đã xây dựng Đề án phát triển kết cấu hạ tầng GTVT TP.HCM giai đoạn 2020-2025. Trong số 55 dự án được sở này đề xuất đầu tư giai đoạn 2021-2025 có hai cây cầu huyết mạch sẽ được đầu tư là cầu Nguyễn Khoái và cầu Thủ Thiêm 4.

Cầu Thủ Thiêm 4 (kết nối giữa Q.2 qua Q.7) là một trong những dự án được ưu tiên xây dựng nhằm giảm tải áp lực giao thông trên khu vực cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững ở khu Nam Sài Gòn.

Ông Trần Chí Trung – Trưởng phòng Kế hoạch và đầu tư (Sở GTVT TP) cho biết, UBND TP đã thông qua chủ trương xây cầu thủ Thiêm 4 và Nguyễn Khoái, dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 sẽ khởi công và hoàn thành. Ngay sau khi dự án được HĐND TP thông qua trong kỳ họp gần nhất, sẽ tiến hành khảo sát trong năm 2021 và chuẩn bị thi công vào năm 2022.

Nếu như hiện nay, từ khu Nam vào TP chỉ có các con đường chính và gần nhất là Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Tất Thành, Phạm Hùng. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm những con đường này thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, có khi mất hàng giờ mới vào đến trung tâm, là nỗi ám ảnh của người dân từ nhiều năm nay. Cầu Thủ Thiêm 4 được xây dựng kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe khu vực đường Nguyễn Tất Thành, đồng thời kết nối được giao thông với phía Đông TP nhờ nút giao thông Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh. Đặc biệt là cầu Nguyễn Khoái (từ Q.7 kết nối với đường Võ Văn Kiệt, Q.1) giúp việc đi lại dễ dàng từ huyện Nhà Bè, sang Q.7, Q.4 và Q.1. 

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hiếu (Công ty Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phía Nam) cho rằng, với tốc độ phát triển ở khu Nam Sài Gòn như hiện nay thì hạ tầng giao thông hiện hữu chưa tương xứng. Những con đường khoảng 10 năm trước được cho là rộng, thoáng như Nguyễn Hữu Thọ (Q.7), Hoàng Diệu, Khánh Hội, Nguyễn Tất Thành (Q.4), Huỳnh Tấn Phát (Q.7)… thì nay đã trở nên nhỏ hẹp so với mật độ xe cộ lưu thông. Đáng nói là cầu Kênh Tẻ, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Khánh Hội… đã quá tải, thường xuyên kẹt xe, việc di chuyển từ khu Nam Sài Gòn vào TP và ngược lại hết sức khó khăn.

Cũng theo ông Hiếu, để Nam Sài Gòn phát triển bền vững, thu hút nguồn đầu tư thì hạ tầng giao thông phải được đầu tư đồng bộ, tránh lãng phí – một bài học đắt giá mà lâu nay chúng ta thường mắc. Trước mắt, dù muộn phải xác định các công trình giao thông trọng điểm để ưu tiên đầu tư, tăng kết nối mạng lưới giao thông xuyên tâm TP và các tuyến vành đai.

“Cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Nguyễn Khoái được xây dựng sẽ giải quyết được vấn nạn kẹt xe như hiện nay, là niềm mong mỏi của người dân khu Nam nói riêng và người dân TP nói chung từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, Sở GTVT TP cần tính đến phương án tăng chiều rộng đến mức có thể chứ không hẹp như cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Kênh Tẻ trước đây. Bên cạnh đó, Sở GTVT và các đơn vị liên quan cần có lộ trình để mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Nguyễn Tất Thành để góp phần giảm tải áp lực giao thông cho khu Nam Sài Gòn”, ông Hiếu đề xuất.

A.Trn

Bình luận (0)