Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển khoa học công nghệ: Lương phải đủ sống!

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là vn đ đưc nhiu đi biu nêu ra ti Hi ngh tng kết 10 năm thc hin Ngh quyết 20-NQ/TW ngày 1-11-2012 ca Ban Chp hành Trung ương Đng khóa XI v phát trin khoa hc và công ngh (KH-CN) phc v s nghip công nghip hóa, hin đi hóa trong điu kin kinh tế th trưng đnh hưng xã hi ch nghĩa và hi nhp quc tế. Hi ngh do Thành y TP.HCM t chc mi đây.


Ban Thưng v Thành y TP.HCM đã tng Bng khen cho 50 tp th và 3 cá nhân có thành tích xut sc trong thc hin Ngh quyết 20

Khó thu hút nhân tài vì cht xám r quá

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình triển khai Nghị quyết 20 tại TP.HCM còn rất nhiều vướng mắc.

Theo ông Dương Hoa Xô – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM, hiện nay đang có xu hướng đào tạo các nhà nghiên cứu khoa học theo vấn đề chuyên môn nhưng lại thiếu đào tạo các nhà quản lý khoa học. Đây là nội dung cần quan tâm trong thời gian tới. TP cũng cần mạnh dạn thay đổi những thủ tục mời gọi chuyên gia khoa học mang tính mở, đơn giản hơn. Giao quyền chủ động đề xuất cho các đơn vị có nhu cầu cũng như quyền quyết định và tính chịu trách nhiệm về hiệu quả mời chuyên gia của đơn vị đó.

TP có lực lượng cán bộ khoa học đông, mạnh nhất cả nước nhưng đội ngũ này đang giảm dần và rất cần sự kế cận của lớp trẻ. Tuy nhiên, với cơ chế chính sách, tiền lương hiện nay thì việc thu hút nhân tài cực kỳ khó khăn. Vì vậy cần tạo điều kiện cho đội ngũ tại các đơn vị sống được, môi trường làm việc thoải mái, thuận lợi để giữ được những người này.

Theo ông Xô, trong chính sách thu hút, giữ chân nhân tài thì chuyên gia, nhân tài chỉ chiếm số lượng nhỏ, vấn đề là đội ngũ trí thức KH-CN đông đảo tại các đơn vị cần được quan tâm hơn. Việc thu hút nhân tài cần tránh dàn trải, phải có trọng điểm để tránh lãng phí ngân sách mà đạt hiệu quả cao.

Về thu hút nhân tài, theo ông Lê Xuân Định – Thứ trưởng Bộ KH-CN, ngoài những quy định chung cũng phải có quy định phù hợp với đặc thù của TP.HCM. Bởi một người làm nghiên cứu mà tiền lương không đủ sống thì chắc hẳn khó tập trung tinh lực vào trong quá trình này.

“Với quy định mới, một người làm chủ nhiệm ở cấp quốc gia trước kia có mức lương mỗi tháng khoảng 26 triệu thì nay khoảng 40 triệu đồng. Một nghiên cứu viên từ 8 triệu thì nay 16 triệu đồng. Tuy nhiên, những người hỗ trợ nghiên cứu thì chỉ 6 đến 8 triệu đồng. Mức lương này không đủ trang trải mức sống trung bình ở TP.HCM. TP.HCM đang xây dựng nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, vì vậy việc tổng kết Nghị quyết 20 nên được tận dụng làm “nguyên liệu đầu vào” trong việc xây dựng nghị quyết mới để có thêm cơ chế đặc thù cho KH-CN”, ông Định nói.

Ông Định đánh giá cao hệ sinh thái khởi nghiệp của TP.HCM, là điển hình sự năng động, sáng tạo. Cụ thể, cách đây 5 năm, khái niệm start-up khởi nghiệp mới manh nha nhưng sau 5 năm đã có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn TP, chiếm tỷ trọng 50% so với cả nước. Tổng đầu tư xã hội, đầu tư mạo hiểm của TP cũng chiếm trên 50%. Để tăng tỷ trọng đầu tư cho phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo giúp TP vươn lên ngang tầm khu vực và thế giới thì tổng mức đầu tư cho KH-CN, đổi mới sáng tạo phải từ 2% GDP trở lên mới có sức mạnh, sức bật. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước không bao giờ đáp ứng đủ cho nên cách duy nhất là phải xã hội hóa đầu tư. 

Huy đng các ngun lc đ phát trin khoa hc – công ngh

Để cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết 20, thời gian qua TP.HCM đã ban hành một số chủ trương, chính sách thực hiện thí điểm thu hút nguồn nhân lực KH-CN, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng, đặc biệt đối với lĩnh vực TP có nhu cầu.

Theo đó, TP.HCM đã chủ động phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời nghiên cứu, giải quyết các “điểm nghẽn”, các vấn đề vướng mắc trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. TP cũng đã hình thành một số cơ chế mới trong quản lý khoa học và phát triển công nghệ như cơ chế đặt hàng nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự phát triển của xã hội; đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý tài chính đối với các hoạt động KH-CN…

Nhờ vậy kết quả hoạt động KH-CN của TP giai đoạn 2012-2021 đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, góp phần tạo chuyển biến tích cực cho kinh tế TP. Cơ cấu kinh tế TP đã chuyển biến tích cực, dịch vụ và công nghiệp có giá trị gia tăng cao đã làm nền tảng cho phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và trung bình tiên tiến ngày càng tăng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm vụ phát triển KH-CN thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. TP có nhiều giải pháp nhưng phát triển KH-CN vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quản lý đô thị của TP và chưa thực sự trở thành động lực phát triển.

Đầu tư của Nhà nước và xã hội cho lĩnh vực này vẫn chưa tương xứng tiềm năng; cơ chế quản lý đã có đổi mới nhưng chưa theo kịp cơ chế thị trường. Lực lượng cán bộ tăng về số lượng, nhưng còn thiếu những chuyên gia đầu ngành, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, công nghệ vi mạch, trí tuệ nhân tạo…

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả bước đầu đạt được và tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, ông Hải đề nghị thời gian tới, các cấp ủy Đảng tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Đó là đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng KH-CN, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.

Các cấp ủy, chính quyền luôn xác định nhiệm vụ phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ KH-CN và đổi mới sáng tạo với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành và từng địa phương.

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị Đảng đoàn, HĐND, Ban Cán sự Đảng, UBND TP chỉ đạo nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý, tổ chức, hoạt động KH-CN. Tiếp tục kêu gọi, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng, tăng cường trang thiết bị nghiên cứu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển, ứng dụng KH-CN; mở rộng hợp tác quốc tế hướng vào hỗ trợ một số lĩnh vực KH-CN đạt trình độ quốc tế…

Phú Cát

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)