Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển khoa học công nghệ: Trầy trật thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đnh mc cho các nghiên cu viên ch 4-5 triu đng/tháng, trong khi hin nay mt sinh viên va tt nghip ngành công ngh thông tin đưc doanh nghip tuyn dng có mc lương khi đim hơn 10 triu đng. Đây là mt thách thc đt ra cho TP.HCM trong công tác phát trin khoa hc công ngh (KHCN), c th là thu hút ngun nhân lc cht lưng cao…


Khu Công ngh cao TP.HCM là cái nôi phát trin khoa hc công ngh ca TP.HCM

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do PGS.TS Vũ Hải Quân – Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM làm Trưởng đoàn vừa khảo sát 10 năm thực hiện Nghị quyết 20 (NQ20) của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại TP.HCM. Qua 10 thực hiện NQ20, TP.HCM đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần được tháo gỡ.

Thiếu chuyên gia đu ngành

Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, qua 10 năm thực hiện NQ20, TP đã đạt được thành tựu quan trọng và khá toàn diện, góp phần tạo chuyển biến tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

“Kết quả này được thể hiện thông qua chỉ số năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) luôn ở mức cao trong thời gian qua, đạt trung bình 35,62%. Trong đó, đóng góp của KHCN vào tăng trưởng TFP là 74%. Giai đoạn 2011-2021, năng suất lao động xã hội của TP cao hơn 2,7 lần so với cả nước, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cao gấp 1,7 lần so với cả nước”, ông Hoan cho hay.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP, 10 năm qua, TP có 21.000 cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KHCN, trong đó có 188 giáo sư, 1.116 phó giáo sư, gần 7.000 tiến sĩ. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP tập hợp hơn 60.000 hội viên trí thức KHCN là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành. TP đã huy động được số lượng lớn các nhà khoa học tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế – xã hội.

Chính sách về KHCN và đổi mới sáng tạo ngày càng hoàn thiện, bám sát nhu cầu thực tế. Các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP thời gian qua đã góp phần hình thành và phát triển hệ sinh thái này, tạo sức lan tỏa mạnh từ cộng đồng doanh nghiệp đến xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn. Theo ông Hoan, đó là đầu tư của Nhà nước và xã hội cho KHCN chưa tương xứng, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư để phát triển sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chế độ chính sách thúc đẩy phát triển KHCN còn bất cập, hạn chế, chưa đầu tư thích đáng cho các hoạt động sáng tạo. Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Lực lượng cán bộ KHCN có chiều hướng phát triển nhanh nhưng lại thiếu những chuyên gia đầu ngành, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, công nghệ vi mạch, công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo; định hướng và chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự gắn với định hướng phát triển KHCN.

Đnh mc… thi bao cp

Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở KHCN TP – cũng chỉ ra nhiều hạn chế. Trong đó, đầu tư ngân sách cho KHCN không dành riêng cho hoạt động nghiên cứu mà bao gồm cả chi cho thông tin truyền thông. Cơ chế tài chính, khoán chi của TP.HCM 10 năm qua không thực hiện vì tư duy thiết kế cơ chế không phù hợp với nghiên cứu khoa học, đặc biệt cách làm định mức không ổn. Định mức cho các nghiên cứu viên rất thấp, khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, trong khi hiện nay một sinh viên vừa tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được doanh nghiệp tuyển dụng có mức lương hơn 10 triệu đồng.

“Nghiên cứu là một nghề nhưng với cách làm định mức theo thời bao cấp thì không thể thu hút được các chuyên gia, nhà khoa học”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, ở các nước phát triển, Nhà nước chỉ chi 5-10% cho KHCN, 90% còn lại đến từ nguồn xã hội hóa. Trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trò đầu tư của doanh nghiệp vào nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KHCN là quan trọng nhất, các quốc gia chỉ đầu tư cho nghiên cứu cơ bản ở các trường, các viện. Vấn đề là chính sách quốc gia làm sao để “kích” được nhóm này.

Ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM – cho rằng, một trong những khó khăn phát triển KHCN của TP.HCM là chính sách thu hút nguồn nhân lực. Có chương trình thực hiện được, có chương trình trở thành băn khoăn.

“Trước kia, TP từng mời một GS.TS là Việt kiều Pháp về làm Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học. TP có cơ chế đặc thù để trả lương nhưng thực sự chưa tương xứng công sức họ bỏ ra. Sau đó, việc tiếp tục thu hút các nhà khoa học ở những nước phát triển về gặp khó khăn”, ông Hải nói.

PGS.TS Vũ Hải Quân – Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá cao các kết quả thực hiện NQ20 của TP.HCM trong 10 năm qua, thể hiện qua tỷ lệ cơ cấu kinh tế và đóng góp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hàm lượng KHCN trong các sản phẩm; chính sách của TP trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và đầu tư cho con người; Thành ủy TP có những văn bản, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo rất kịp thời triển khai NQ20.

Trên tinh thần đó, ông đề nghị TP.HCM tiếp tục phát huy kết quả đạt được; hoàn thành mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào đặc điểm thế mạnh của TP; chú trọng đầu tư nguồn lực thực sự cho KHCN. Đồng thời, thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, NQ20 bằng các chương trình hành động để định hướng cho phát triển KHCN trong thời gian tới. Đẩy mạnh tuyên truyền, tiếp tục có chính sách thu hút, bồi dưỡng nhiều cán bộ trẻ, nhà khoa học trẻ có năng lực để đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP.

Riêng chương trình đào tạo 500 tiến sĩ, thạc sĩ được làm bởi các thế hệ đi trước đã tạo ra một thế hệ cán bộ trẻ, trong đó có nhiều chính sách ưu tiên cho đào tạo. Kết quả, Đại hội Đảng bộ TP lần thứ 10 nhiệm kỳ 2010-2015 lần đầu tiên trong lịch sử Đảng bộ TP có 11 cán bộ trẻ. Tuy nhiên, hiện nay thực hiện chương trình này lại vướng quy định pháp luật chung…

Theo ông Hải, KHCN có tầm quan trọng khi ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. TP rất trăn trở, mong muốn là “cái nôi” đổi mới sáng tạo và thu hút KHCN của cả nước. Tuy TP.HCM dù đạt một số kết quả nhưng không như mong đợi, khó khăn vẫn còn rất nhiều.

“Thành ủy TP.HCM sẽ tiếp tục lãnh đạo để phát huy các kết quả đạt được, đồng thời khắc phục các tồn tại, khó khăn để tăng cường phát triển KHCN”, ông Hải nhấn mạnh.

Minh Phương

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)