Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển năng lực số cho đội ngũ giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

S GD-ĐT TP.HCM đt mc tiêu đến tháng 1-2024 s hoàn thin xây dng khung năng lc s cơ bn và nâng cao dành cho cán b qun lý, giáo viên.


TP.HCM xây dng đ án phát trin năng lc, k năng s cho đi ngũ cán b qun lý, giáo viên

Dự thảo đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phát triển năng lực, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành giáo dục thành phố giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn TP.HCM.

Thc trng năng lc, k năng s ca đi ngũ

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, tính đến năm học 2023-2024, năng lực, trình độ CNTT, kỹ năng số của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của ngành GD-ĐT thành phố tăng dần theo từng bậc học. Trong đó cao nhất là ở bậc THPT khi 12,26% giáo viên là cử nhân CNTT hoặc cao hơn; 94% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản…

Cụ thể: Ở bậc mầm non, trong tổng số 34.953 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn bậc học, số có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản là 9.087 người (tỷ lệ 26%); 34,5% số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ tin học A, B, C; Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là cử nhân CNTT hoặc cao hơn là 211 người (tỷ lệ 0,6%); 25,8% có chứng nhận tham gia các lớp về đào tạo CNTT, chứng chỉ, bằng cấp CNTT khác.

Ở bậc tiểu học, với tổng số 25.942 người, tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản là 34,43% (8.932 người); Số có chứng chỉ tin học A, B, C là 14.677 người (tỷ lệ 56,57%); 2,34% là cử nhân CNTT hoặc cao hơn; 30,26% có chứng nhận tham gia các lớp về đào tạo CNTT, chứng chỉ, bằng cấp CNTT khác.

Bậc THCS, trong tổng số 19.645 người, số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản là 7.110 người (tỷ lệ 36,19%); Số có chứng chỉ tin học A, B, C là 11.133 người (tỷ lệ 56,67%); Cử nhân CNTT hoặc cao hơn là 1.081 người (tỷ lệ 5,5%); 29,15% có chứng nhận tham gia các lớp về đào tạo CNTT, chứng chỉ, bằng cấp CNTT khác.

Với bậc THPT, trong tổng số 13.793 người thì 94% số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản; 93,63% có chứng chỉ tin học A, B, C; Tỷ lệ cử nhân CNTT hoặc cao hơn là 12,26%; Số có chứng nhận tham gia các lớp về đào tạo CNTT, chứng chỉ, bằng cấp CNTT khác là 41,42%.

Riêng bậc trung tâm GDTX, với tổng số 1.967 người, tỷ lệ có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản là 372 người (tỷ lệ 18,91%); 29,84% có chứng chỉ tin học A, B, C; 2,89% là cử nhân CNTT hoặc cao hơn; 6% có chứng nhận tham gia các lớp về đào tạo CNTT, chứng chỉ, bằng cấp CNTT khác.

Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của ngành giáo dục thành phố có nhiều ưu điểm về năng lực, trình độ CNTT và kỹ năng số song vẫn còn một số gặp khó khăn trong việc thay đổi và chấp nhận công nghệ mới do khó khăn trong thích nghi với công nghệ mới, sợ học hỏi, nhất là giáo viên lớn tuổi.

Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng CNTT và kỹ năng số vào công việc thực tế. Điều này có thể do thiếu sự hỗ trợ, định hướng và quy trình hợp lý để sử dụng CNTT và kỹ năng số trong quản lý và giảng dạy.

Do vậy, việc xây dựng và thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phát triển năng lực, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành giáo dục thành phố giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” là một bước quan trọng trong chuyển đổi số ngành GD-ĐT TP.HCM. Điều này giúp cung cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng CNTT hiệu quả và tận dụng lợi ích của chuyển đổi số trong công việc.

Hoàn thin xây dng khung năng lc s cơ bn và nâng cao dành cho cán b qun lý, giáo viên

Trong dự thảo đề án, Sở GD-ĐT TP.HCM đặt mục tiêu đến tháng 1-2024 sẽ hoàn thiện xây dựng khung năng lực số cơ bản và nâng cao dành cho cán bộ quản lý, giáo viên. Đến năm 2025 sẽ có 100% cán bộ quản lý được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 100% cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cơ bản về thu thập dữ liệu, vận hành và khai thác dữ liệu số, an toàn thông tin mạng; 100% cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, 30% giáo viên THCS và THPT được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cơ bản xây dựng học liệu số và khai thác học liệu số, sử dụng các ứng dụng phần mềm, công cụ tổ chức dạy học và đánh giá trực tuyến.

50% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn nâng cao các kỹ năng: Thiết kế bài giảng tương tác, công cụ đánh giá, phân tích và sử dụng dữ liệu, 70% vận hành được các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực giáo dục; 100% cán bộ quản lý, 50% tổ trưởng chuyên môn, 10% giáo viên được tập huấn các chuyên đề nâng cao về AI, coding lập trình để phục vụ công tác dạy học, đánh giá, hoạch định chiến lược giáo dục; Các chỉ số trên đến năm 2030 đạt 100%.

Với các mục tiêu đề ra, Sở GD-ĐT TP.HCM đặt ra 3 nhóm giải pháp lớn để hỗ trợ triển khai, bao gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; Nhóm các giải pháp hỗ trợ triển khai; Nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, tổ chức thực hiện đề án, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ thành lập Ban chỉ đạo đề án – là cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ quá trình triển khai đề án. Ban chỉ đạo sẽ gồm các thành viên từ các cấp quản lý giáo dục, chủ trì bởi Trưởng ban là Giám đốc Sở GD-ĐT.

Xây dựng nhóm chuyên gia gồm các chuyên gia về CNTT, e-learning, thiết kế học liệu số… có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, nội dung và phương pháp đào tạo kỹ năng số cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

Xây dựng đơn vị đào tạo trong đó một đơn vị đào tạo hoặc một mạng lưới các đơn vị đào tạo có thể được thành lập để triển khai quá trình đào tạo kỹ năng số. Đơn vị này sẽ cung cấp các khóa học, buổi tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người tham gia.

Đặc biệt, Sở GD-ĐT sẽ tuyển chọn và đào tạo đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chuyên về CNTT và giáo dục để trực tiếp thực hiện quá trình đào tạo kỹ năng số.

Các cơ sở giáo dục sẽ là điểm tiếp nhận và triển khai quá trình đào tạo kỹ năng số cho cán bộ, giáo viên và nhân viên đơn vị mình. Các cơ sở giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường học tập số, tổ chức buổi tập huấn và theo dõi tiến độ của từng cá nhân.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)