Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trụ cột cốt lõi

Tạp Chí Giáo Dục

Vi li thế đa chính tr và nhân lc v công nghip bán dn, Vit Nam có cơ hi tham gia sâu hơn vào chui cung ng ca ngành công nghip bán dn toàn cu. c ta, nhân lc là tr ct ct lõi và là nn tng đ hình thành ngành công nghip bán dn.

Sinh viên Khoa Điện – Điện tử (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) trong giờ học thực hành liên quan tới công nghệ bán dẫn, tự động

 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành “Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Nhiu li thế tim năng

Chiến lược nêu, công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang có những thay đổi và điều chỉnh lớn; xuất hiện những xu thế mới tạo cơ hội thúc đẩy khả năng tự chủ, phát triển năng lực sản xuất bán dẫn quốc gia. Ngành công nghiệp bán dẫn với vai trò then chốt trong nền kinh tế số đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong bối cảnh thế giới bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sản phẩm bán dẫn đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội.

Với lợi thế địa chính trị và nhân lực về công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực đang chiếm tới 70% sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; là quốc gia có nền chính trị ổn định và có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc bán dẫn. Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng về trữ lượng đất hiếm, ước đạt khoảng 20 triệu tấn; là một trong 16 quốc gia đông dân nhất trên thế giới, có tỷ lệ dân số trẻ.

Việt Nam cũng có lợi thế về nhân lực có năng lực về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học); có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là những lợi thế tiềm năng để Việt Nam có thể tham gia vào các công đoạn trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, tiến tới phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong nước hoàn chỉnh.

Nhân lc là tr ct ct lõi

Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến 2030): Nước ta tận dụng lợi thế địa chính trị và nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu; hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn. Giai đoạn 2 (từ năm 2030 đến 2040), nước ta trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI. Giai đoạn 3 (từ năm 2040 đến 2050), nước ta trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Bước đi đầu tiên của chiến lược là xây dựng Việt Nam thành một trong các trung tâm nhân lực toàn cầu về công nghiệp bán dẫn. Từ đó, tiến tới xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Trung tâm nhân lực toàn cầu không chỉ bao gồm nhân lực cho Việt Nam mà còn là nhân lực cho gia công, xuất khẩu lao động về công nghiệp bán dẫn. Nhân lực tạo ra lợi thế thu hút đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử tại Việt Nam.

Sản phẩm bán dẫn đã và đang được ứng dụng rộng rãi

Với khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu lao động thông qua đào tạo lại, đào tạo nâng cao từ nguồn nhân lực sẵn có dồi dào là những kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số; cùng với lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM thì Việt Nam là một trong các nước có ưu thế hàng đầu thế giới để trở thành trung tâm nhân lực toàn cầu về công nghiệp bán dẫn. Nhân lực là trụ cột cốt lõi và là nền tảng để hình thành ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Việc chuẩn bị nguồn nhân lực dựa trên dự báo, tầm nhìn dài hạn nhưng vẫn phải bám sát nhu cầu thị trường. Thúc đẩy ký các cam kết về nhu cầu nhân lực giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước để tạo đầu ra, đảm bảo cho đào tạo thành công. Ở tầm quốc gia, Chính phủ sẽ ký kết các hợp tác quốc gia về cung cấp nhân lực bán dẫn với một số quốc gia đang thiếu hụt nguồn nhân lực này. Chiến lược này nhấn mạnh, ngoài việc đào tạo dài hạn như đào tạo STEM từ phổ thông, đào tạo ĐH và sau ĐH thì vẫn phải chú trọng việc đào tạo nhanh trong ngắn hạn. Cách tốt nhất trong ngắn hạn là đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp cho các kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm, kỹ sư điện tử…

Chính vì vậy, trong 5 nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu thì chiến lược có đề ra nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn. Theo đó, xây dựng và tổ chức triển khai đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” với việc chú trọng, ưu tiên đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp từ nguồn nhân lực sẵn có. Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu cấp ĐH và sau ĐH. Xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, các chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước.

Thc Trân

 

 

Bình luận (0)