Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM: Nhiều giải pháp đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cùng vi các chính sách chung ca cc, đ đy nhanh tiến đ xây dng nhà xã hi (NƠXH), TP.HCM đã đưa ra nhiu gii pháp đc thù. Qua đó to thun li cho nhà đu tư, đng thi cũng to cơ hi cho ngưi thu nhp thp d dàng tiếp cn đưc các d án NƠXH…

TP.HCM đang triển khai nhiều chính sách riêng để phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Gia Linh

Th tc rút ngn t 3 bưc còn 1 bưc

Từ khi Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực cùng các nghị định hướng dẫn và chương trình phát triển như Đề án 1 triệu căn hộ NƠXH cho người thu nhập thấp, TP.HCM đã xác định phát triển nhà ở là nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2030. Tuy nhiên, TP đang đối mặt với nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai…

Các vướng mắc, khó khăn đó, theo ông Nguyễn Văn Hoan – Phó Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM – là việc các nhà đầu tư phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật và trải qua nhiều thủ tục phức tạp từ các cơ quan, đơn vị khác nhau. Những bước này bao gồm việc chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh quy hoạch, rà soát quy hoạch 1/500 và cấp phép xây dựng. Dù TP.HCM đã ban hành các quy trình cụ thể nhưng do sự chồng chéo giữa các bước nên thời gian thực hiện thường kéo dài.

“Việc đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060, sắp được thông qua sẽ là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch phân khu, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn trong công tác quy hoạch”, ông Hoan nói.

Cũng theo ông Hoan, hiện nay quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư mất từ 1-2 năm do phải lấy ý kiến từ 10 đơn vị liên quan, dẫn đến việc kéo dài thời gian hoàn thành dự án. Trước thực tế này, lãnh đạo TP đã đề ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình.

Cụ thể, vừa qua Sở Xây dựng đã tổng hợp ý kiến từ các đơn vị, đề xuất tích hợp các bước thủ tục đầu tư hiện tại lại với nhau, nhằm rút ngắn thời gian xử lý. Theo đó, việc rà soát pháp lý được thực hiện trước, tạo cơ sở để tích hợp ba bước thủ tục hiện tại thành một bước duy nhất. Sau khi hoàn thành, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng.

Đồng thời, Tổ công tác của TP sẽ tiếp tục xem xét và tháo gỡ các vướng mắc cụ thể liên quan đến các dự án NƠXH. Những nỗ lực này không chỉ nhằm rút ngắn thời gian xử lý thủ tục mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu về phát triển NƠXH.

Ông Nguyễn Thành Đô – Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động TP.HCM – cho rằng, tổ chức công đoàn tham gia làm NƠXH giúp đảm bảo hiệu quả tốt hơn, phục vụ đúng đối tượng có nhu cầu thực sự. Sắp tới, Liên đoàn Lao động TP sẽ có những giải pháp thực hiện như sử dụng quỹ đất của liên đoàn, xin chủ trương làm nhà ở cho thuê gắn với thiết chế, phúc lợi cho đoàn viên, công nhân.

Để có nhiều hơn các dự án NƠXH nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của người lao động trên địa bàn TP, theo ông Đô, TP.HCM sẽ thành lập trung tâm hành chính công để doanh nghiệp, người dân tới nộp và tới nhận kết quả. Trong đó, TP cần một bộ thủ tục riêng về NƠXH và giải quyết 1 cửa. Ngoài ra, khi có dự án NƠXH nên thông tin về các đoàn thể để  người lao động biết, việc này cũng giúp giám sát đúng đối tượng thụ hưởng. Liên đoàn Lao động TP sẽ tham gia vào chương trình này để góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho đoàn viên, công nhân.

Tn dng ti đa qu đt cho nhà xã hi

Hiện nay, quỹ đất để phát triển NƠXH chủ yếu có hai nguồn. Thứ nhất là quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại đã được pháp luật quy định từ trước nhưng vẫn còn nợ lại hoặc chưa triển khai; Thứ hai, quỹ đất do các chủ đầu tư NƠXH tự tìm kiếm, mua lại, hoặc xin đầu tư.

Ông Huỳnh Trịnh Phong – Trưởng phòng Quản lý quy hoạch và pháp chế, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM – cho rằng, trước đây việc xác định vị trí cụ thể cho các dự án NƠXH chưa được quy định rõ ràng, gây khó khăn trong triển khai. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Luật Quy hoạch sẽ yêu cầu quy định chi tiết vị trí để đảm bảo đáp ứng nhu cầu NƠXH hàng năm.

Tại TP.HCM, định hướng bố trí các dự án NƠXH đang được cập nhật và lồng ghép vào đồ án quy hoạch phân khu. Việc xác định rõ vị trí và chỉ tiêu cụ thể giúp loại bỏ các quy trình phức tạp như điều chỉnh quy hoạch cục bộ hay hệ số sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư lựa chọn vị trí phù hợp với dự án của họ.

Về giải pháp, ông Phong kiến nghị TP cần giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với Sở Xây dựng rà soát quỹ đất 20% chưa thực hiện nghĩa vụ NƠXH trong các dự án nhà ở thương mại. Nếu không khả thi, cần tìm các vị trí thay thế phù hợp hơn. Điều này nhằm giải quyết bất cập từ trước đến nay khi việc triển khai NƠXH trong khu nhà ở thương mại thường gặp phải nhiều vấn đề không đồng bộ.

Các khu đất công nên được đưa vào quỹ đất phát triển NƠXH và được giới thiệu cụ thể cho nhà đầu tư.

Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cần quy định dành tối thiểu 2% quỹ đất để xây nhà cho công nhân thuê. Tỷ lệ này có thể điều chỉnh tùy thuộc vào quy mô khu công nghiệp và số lượng công nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của lực lượng lao động.

Ngoài ra, cần lập một trang web chuyên biệt về NƠXH để công khai các dự án, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.

“Những giải pháp này không chỉ giúp khai thác hiệu quả các quỹ đất hiện có mà còn tạo cơ hội để phát triển thêm nhiều dự án NƠXH, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người lao động và người thu nhập thấp”, ông Phong nói.

TS.Trần Quang Thắng – Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM – nhận định, các luật và bộ luật mới ban hành đã có những giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển NƠXH, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp. Riêng tại TP.HCM, chính quyền đã triển khai thêm các chính sách hỗ trợ đối với người mua NƠXH. Cụ thể, các hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ một phần kinh phí mua hoặc thuê mua NƠXH, với mức hỗ trợ dao động từ 30 đến 90 triệu đồng.

Để đạt mục tiêu phát triển NƠXH đến năm 2030, theo ông Thắng, bên cạnh những chính sách mới, cần triển khai các giải pháp linh hoạt, sáng tạo. Chẳng hạn như phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh trung tâm TP nhằm giảm giá thành NƠXH, tạo thêm cơ hội cho người thu nhập thấp. Đồng thời, việc kết hợp triển khai mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết giao thông công cộng) sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân cư tại các khu vực này. Ngoài ra, khi mở rộng các khu dân cư mới, cần quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người dân để họ có thể thích nghi và phát triển tốt hơn trong môi trường mới…

Nguyn Triu

Phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM: Các ngân hàng sẵn sàng rót vốn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)