Kinh tế - Giáo dụcDoanh nghiệp học đường

Phát triển nhân lực khoa học công nghệ từ trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia, đ phát trin nhân lc lĩnh vc khoa hc công ngh (KHCN) đáp ng yêu cu cuc cách mng công nghip 4.0, bên cnh các chính sách thu hút nhân tài còn chú trng phát trin đi ngũ này t trưng hc.


Đi din mt doanh nghip khoa hc công ngh trình bày d án ng dng công ngh mi ti S Khoa hc – Công ngh TP.HCM

KHCN đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là sau tác động của đại dịch Covid-19. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhân lực KHCN trong những năm gần đây có phát triển, tuy nhiên còn hạn chế ở khu vực công. Nguyên nhân là do chưa có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài hoặc nếu có nhưng chưa xứng đáng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ở các lĩnh vực nói chung và KHCN nói riêng.

Hn chế lãng phí cht xám

Ông Phạm Hồng Quất (Cục trưởng Cục thị trường và doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học – Công nghệ) khẳng định, Chính phủ đã có nhiều chính sách để phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Đồng thời đang tiếp tục tháo gỡ những vướng mắt trong cơ chế, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp KHCN hoạt động.

Tuy nhiên, theo ông Quất, để thực hiện và phát triển KHCN từ chính sách của Nhà nước thì trước hết phải đầu tư về con người cả về lượng và chất. Khi có đội ngũ nhân lực thì mới có thể thúc đẩy phát triển hoạt động KHCN, là hạt nhân trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Để có được nguồn nhân lực này, theo ông Quất, bên cạnh việc hỗ trợ từ chính sách, các địa phương cần tranh thủ sự tham gia từ nguồn lực sẵn có của các trường đại học, trung tâm hoặc viện nghiên cứu. Cụ thể là các sở, ngành của địa phương cần ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực nào thì đưa ra nhiệm vụ khoa học để đặt hàng các cá nhân, đơn vị nghiên cứu, chuyển giao và đưa vào ứng dụng. “Thời gian qua, ở các địa phương, đặc biệt là TP.HCM đã đặt hàng nhiệm vụ khoa học và thu hút rất nhiều doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu… tham gia. Từ đó có nhiều công trình, dự án nghiên cứu ở khắp các lĩnh vực được ứng dụng vào thực tế, được chuyển giao công nghệ với chi phí thấp, hỗ trợ doanh nghiệp, các đơn vị giải quyết bài toán chi phí đầu tư ban đầu. Các địa phương cũng cần nghiên cứu triển khai ứng dụng KHCN đã được nghiệm thu không chỉ trong khu vực doanh nghiệp mà còn ở công sở, bệnh viện, trường học…”, ông Quất đề nghị.

“Thi gian qua S Khoa hc – Công ngh TP.HCM đã phi hp t chc các khóa đào to cho ging viên, cán b qun lý trưng hc. Đây đưc xem là lc lưng nòng ct trong vic hình thành mng lưi nghiên cu khoa hc. C th, s đã phi hp đào to STEM trên 14.000 giáo viên và khong 150.000 hc sinh vi gn 3.000 câu lc b sáng to trong trưng hc”, ông Nguyn Vit Dũng (Giám đc S Khoa hc – Công ngh TP.HCM) cho biết.

Trong khi đó, TS. Đào Thanh Trang (Chuyên gia đào tạo nhân lực Công ty Hoàn Cầu) bày tỏ sự lo ngại về thực trạng nhân lực KHCN đã thiếu lại còn chảy máu chất xám, nhất là ở khu vực công. Nguyên nhân là chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng, chưa tạo điều kiện để đội ngũ nhân lực KHCN phát huy thế mạnh. Thực tế có nhiều nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn nhưng vẫn còn nằm trong ngăn kéo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí nhân lực, chất xám ở lĩnh vực KHCN. “Nói thiếu nhân lực KHCN cũng chưa hoàn toàn đúng bởi thực tế hiện nay, đội ngũ này đang phát triển rất mạnh và hầu hết đều “đầu quân” cho các tập đoàn công nghệ lớn hoặc đang điều hành doanh nghiệp KHCN do họ sáng lập. Nếu có chính sách thu hút nhân tài phù hợp thì chắn chắn họ sẽ gắn bó lâu dài hoặc có thể mời họ tham gia với vai trò cố vấn, chuyên gia đào tạo… để hạn chế lãng phí chất xám”, TS. Trang gợi ý.

Xây dng h sinh thái hp tác gia vin nghiên cu – trưng hc – doanh nghip

Đề cập đến giải pháp phát triển nhân lực KHCN, TS. Đào Thanh Trang chia sẻ, hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong trường học là nền tảng để phát triển nhân lực KHCN sau này. Khi đã xây dựng được nền tảng vững chắc để thúc đẩy nghiên cứu khoa học và có chính sách thu hút thì lúc đó không phải lo thiếu nhân lực. Song song với đào tạo nhân lực KHCN, trường học cần liên kết chặt chẽ với khu vực doanh nghiệp để tạo điều kiện cho người học tham gia vào các dự án nghiên cứu. “Chính họ là lực lượng tạo ra những sản phẩm nghiên cứu ứng dụng vào thực tế đáp ứng yêu cầu của thị trường với giá thành thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là đáp ứng mục tiêu đưa công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh”, TS. Trang khẳng định. 

Ông Phạm Văn Xu (Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho biết, nhận thức được vai trò, vị trí của KHCN trong phát triển kinh tế – xã hội, thành phố đã xây dựng được hệ sinh thái hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường học và doanh nghiệp. Hệ sinh thái này nhằm hỗ trợ các bên trong việc thương mại hóa nghiên cứu cũng như thay đổi công nghệ khi có nhu cầu. Theo đó, tính đến thời điểm này, TP.HCM đã kết nối với trên 40 tổ chức hỗ trợ là các cơ sở ươm tạo thuộc Khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung, các trường đại học, không gian làm việc chung, quỹ đầu tư… Các mô hình KHCN khả thi cũng được Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM kết nối với các nhà cố vấn, quỹ đầu tư trong và ngoài nước để tư vấn hoàn thiện mô hình kinh doanh, tìm kiếm thị trường và rót vốn.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho hay, hàng năm Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM đặt hàng nhiệm vụ khoa học và thu hút nhiều tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia. Qua kết quả nghiệm thu, Hội đồng khoa học đánh giá rất cao các dự án, công trình nghiên cứu bởi tính khả thi, giá thành thấp. Trong đó hầu hết các dự án đều ứng dụng công nghệ cao như trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục… Ngoài ra, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành chuyển giao công nghệ đưa vào ứng dụng đại trà. “Ngoài hàng ngàn cá nhân, doanh nghiệp được trang bị kiến thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thời gian qua Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM đã phối hợp tổ chức các khóa đào tạo cho giảng viên, cán bộ quản lý trường học. Đây được xem là lực lượng nòng cốt trong việc hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học. Cụ thể, sở đã phối hợp đào tạo STEM trên 14.000 giáo viên và khoảng 150.000 học sinh với gần 3.000 câu lạc bộ sáng tạo trong trường học”, ông Dũng cho biết.

Bài, ảnh: T.An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)