Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Phát triển nông thôn và Khuyến nông

Tạp Chí Giáo Dục

TS Lê Quang Thông, Trưởng bộ môn Phát triển Nông thôn và Khuyến nông (PTNT&KN) ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: Ngành học này đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn và nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn.

Cử nhân ngành PTNT&KN có thể công tác ở những tổ chức hoạt động về quản lý và phát triển kinh tế, công tác phát triển xã hội, xây dựng và quản lý dự án, chương trình phát triển kinh tế nông thôn, làm việc tại các cấp chính quyền địa phương hoặc các cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành nông lâm ngư nghiệp ở cấp xã, huyện, sở NN&PTNT…

Sinh viên ngành Phát triển nông thôn và Khuyến nông trong một chuyến đi thực tế. Ảnh: Q.P
ThS Trần Đức Luân (ĐH Nông Lâm TPHCM), chuyên gia lĩnh vực này cho biết, Nhân lực ngành này đang thiếu ở các cấp xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố). Tuy nhiên, SV tốt nghiệp làm công tác này ở địa phương chỉ hưởng lương khoảng 2 triệu đồng, nên phần lớn các em đi làm trái nghề hoặc làm ở công ty, doanh nghiệp nông lâm ngư nghiệp.
TS Thông cho biết, hằng năm số thí sinh đăng ký thi vào ngành PTNT&KN rất ít, không tuyển đủ chỉ tiêu số trúng tuyển NV1 mặc dù điểm chuẩn chỉ ở mức sàn. Đã có năm ĐH Nông Lâm TPHCM phải tạm ngưng tuyển sinh vì quá ít sinh viên.
Điểm chuẩn ngành này năm 2010 ở các trường khá thấp: Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội: khối A: 13 điểm, khối B: 14,5 điểm. ĐH Cần Thơ: khối A: 13 điểm. ĐH Nông Lâm TP HCM: khối A, D:13 điểm, ĐH An Giang: khối A: 13 điểm, khối B: 14 điểm. Thí sinh ở phía Bắc có thể học ngành PTNT&KN ở CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Quảng Ninh) hoặc trường CĐ NN&PTNT Bắc Bộ (Hà Nội)…
Quang Phương / TPO

 

Bình luận (0)