Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Phát triển văn hóa đọc trong ngành giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

T ngày 15-4 đến 1-5, toàn ngành giáo dc tp trung t chc các chui hot đng hưng đến Ngày sách và Văn hóa đc Vit Nam (21-4) vi nhng thông đip: Sách hay cn bn đc; sách quý tng bn; tng sách hay – mua sách tht; sách hay – mt đc – tai nghe.


Sinh viên Trưng ĐH Quc tế Hng Bàng đc sách, nghiên cu tài liu ti thư vin

Theo văn bản Bộ GD-ĐT gửi các sở GD-ĐT, học viện, trường ĐH-CĐ (sư phạm), việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm nay nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần; phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong hệ thống cơ sở giáo dục – đào tạo; phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc.

Chú trng vùng có điu kin khó khăn

Cụ thể, các học viện, trường ĐH-CĐ sư phạm tập trung tổ chức các chuỗi hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra từ 15-4 đến 1-5 với những thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; sách quý tặng bạn; tặng sách hay – mua sách thật; sách hay – mắt đọc, tai nghe. Những hoạt động này được tổ chức trong các cơ sở giáo dục – đào tạo; chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn nhằm tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng, hiệu quả; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ học sinh cũng như các tổ chức, cá nhân.

Tăng cường vận động, khuyến khích giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên thường xuyên đến đọc sách tại các thư viện trường học, thư viện cộng đồng, thư viện số… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tối ưu hóa nền tảng công nghệ, chuyển đổi số để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Cùng với đó, tổ chức các cuộc thi, hội thảo, tọa đàm về sách; các cuộc thi đọc và bình sách; giới thiệu những kỷ lục về sách; trao tặng, đấu giá sách; bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành thư viện cho cán bộ thư viện trường học. Xây dựng các góc đọc, thư viện cùng học; khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách lớp học trong các cơ sở giáo dục – đào tạo.

Trong khối giáo dục ĐH, các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam bắt đầu được khởi động. Từ ngày 15 đến 17-4, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức hội sách năm 2024 chủ đề “Giao lộ tri thức” với nhiều hoạt động triển lãm sách, buổi nói chuyện, giới thiệu sách đến sinh viên. Tại đây, sinh viên được tiếp cận với rất nhiều sách chuyên ngành, sách tham khảo, sách kỹ năng được trưng bày; được lắng nghe những lợi ích thú vị từ việc đọc sách qua buổi tọa đàm chủ đề: “Đọc sách vì tương lai”. Sinh viên cũng tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn thông qua một số chủ đề nói chuyện như: “Ứng dụng AI trong việc học y khoa và ngoại ngữ”; giới thiệu sách “Sâu thẳm sự sống”…


Hc sinh Đk Lk cùng đc sách ti trưng

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì vừa khởi động cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” 2024 kéo dài từ nay đến hết 16-6 để sinh viên sáng tác văn học, chia sẻ cảm nhận về tác phẩm, viết sáng kiến thúc đẩy văn hóa đọc. Đáng chú ý, cuộc thi có những nội dung hướng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống như: Viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng người dân khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in…; sáng tác văn học nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc…

Phát trin văn hóa đc trong ngành giáo dc

Trên cả nước, Đắk Lắk là một trong những địa phương tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 sớm. Sự kiện được Sở GD-ĐT phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này cùng các đơn vị hữu quan tổ chức. Ngoài giới thiệu, trưng bày nhiều thể loại sách, tại sự kiện, các doanh nghiệp đã trao tặng 9 tủ sách trị giá gần 70 triệu đồng cho các đơn vị, trường học trên địa bàn góp phần phục vụ đa dạng nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, hưởng thụ văn hóa đọc của người dân. Sự kiện cũng kêu gọi tổ chức, cá nhân, cấp – ngành chung sức xây dựng phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. 

Được biết, hiện Đắk Lắk có 1 thư viện cấp tỉnh; 13 thư viện cấp huyện; 35 thư viện, phòng đọc sách cấp xã và hệ thống thư viện các trường học trên địa bàn. Số vốn tài liệu có hơn 202.000 bản với 68.000 tựa sách. Bên cạnh tài liệu in truyền thống, tỉnh cũng có hơn 6.500 tài liệu điện tử phục vụ bạn đọc; trên 53.000 bản sách thuộc kho sách lưu động; đặc biệt có hơn 22.000 bản sách dành cho thiếu nhi. Hằng năm, tỉnh này xây dựng, bổ sung, cập nhật từ 2.000-3.000 bản sách mới vào các kho sách, 300-350 tài liệu điện tử, 100 loại báo, tạp chí.

Tại TP.HCM, theo kế hoạch của Sở GD-ĐT, từ ngày 15-4 đến 1-5, các hoạt động hướng đến Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ được diễn ra. Trong đó, giáo viên, học sinh sẽ được giới thiệu tham gia nhiều hoạt động ở các quận huyện như: Triển lãm sách, giao lưu, tọa đàm về sách, các hoạt động tương tác trải nghiệm với sách nói, sách điện tử, sách tinh gọn. Phù hợp với môi trường giáo dục, ngày hội đọc sách, hội thi về sách sẽ được tổ chức kết hợp các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ cùng với hoạt động giới thiệu, lan tỏa các giá trị của sách thông qua mạng xã hội, thư viện… Đặc biệt, ngành giáo dục TP.HCM khuyến khích xây dựng các tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách cơ quan, tủ sách cộng đồng; hướng dẫn sử dụng một số ứng dụng đọc sách trực tuyến. Phát động phong trào quyên góp sách, hỗ trợ các cơ sở giáo dục thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Còn tại Đồng Nai, các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay được các trường học tập trung thực hiện gồm: Tổ chức ngày hội đọc sách theo chủ đề; các cuộc thi kể chuyện theo sách phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học; phát động, tổ chức thu gom, ủng hộ sách vở, hỗ trợ những trường học vùng khó khăn. Song song đó, khuyến khích xây dựng và phát triển mô hình thư viện trường học thân thiện, tủ sách nhà trường đa dạng các thể loại, phù hợp với lứa tuổi, cấp học.

Vit Ngân

Bình luận (0)