Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Phát triển y tế thông minh: Để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Y tế TP.HCM đang hưng đến y tế thông minh (YTTM) giai đon 2021-2025 và tm nhìn 2030 nhm nâng cao công tác chăm sóc sc khe cho ngưi dân.


Các bác sĩ Bnh vin Bình Dân ng dng k thut cao phu thut cho bnh nhân. Ảnh: H.Triều

Theo Sở Y tế TP.HCM, giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030, ngành y tế TP sẽ phát triển đồng bộ, toàn diện việc ứng dụng YTTM; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Việc này nhằm phát triển hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện (BV) theo hướng chuyên nghiệp hóa; nâng cao năng lực BV quận huyện, BV TP cũng như đổi mới hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sở y tế trong cộng đồng.

Rt cn thiết phi ng dng y tế thông minh

PGS.TS Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho rằng, rất cần thiết phải ứng dụng YTTM. YTTM giúp hệ thống hóa và định hướng phát triển chuyển đổi số của ngành y tế TP cho phù hợp với những yêu cầu chung của Bộ Y tế, UBND TP góp phần xây dựng đô thị thông minh.

Ở các nước phát triển, YTTM đã thực hiện từ lâu, trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nhờ ứng dụng AI, từ năm 1985, cánh tay robot đầu tiên đã thực hiện phẫu thuật sinh thiết thần kinh. Năm 2000, robot phẫu thuật hoàn chỉnh đầu tiên có tên Da Vinci giúp bác sĩ phẫu thuật nội soi điều khiển dụng cụ phẫu thuật gián tiếp thông qua bàn điều khiển. Năm 2013 diễn ra cuộc cách mạng robot chỉnh hình Mako, tạo mô hình 3D của khớp dựa trên chụp cắt lớp vi tính…

Tại TP.HCM, những năm qua, y tế TP đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT hướng đến YTTM, tập trung vào các nhóm. Trong đó có xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, đóng góp cho dữ liệu lớn của TP. Triển khai các ứng dụng CNTT nhằm tăng tiện ích cho người dân khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe; phát triển chuyên môn và công tác quản trị BV; duy trì độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19 và trong bối cảnh bình thường mới. Cùng với đó là triển khai các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Nhà nước và cải cách hành chính.

Nhờ ứng dụng CNTT, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Qua phần mềm ứng dụng “True Conf” do Sở Y tế thuê triển khai cho 24 trạm y tế đã giúp bác sĩ ở đây kết nối dễ dàng với bác sĩ tuyến TP để được tư vấn chuyên khoa. Hay ứng dụng Telemedicine và AI vào xây dựng mô hình “hệ thống hội chẩn, tư vấn từ xa 2 hội đồng” đã cung cấp các chứng cứ khoa học về chẩn đoán và điều trị ung thư dựa trên nền tảng dữ liệu lớn của bệnh nhân ung thư trên thế giới.

Đối với người dân, thuận tiện hơn nhiều khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Người dân dễ dàng tra cứu thông tin cần thiết về cơ sở khám, chữa bệnh qua ứng dụng “tra cứu nơi khám, chữa bệnh”. Việc người dân sử dụng mã QR (mã phản hồi nhanh) khi đến BV khám đã chuyển đổi số khai báo y tế thủ công sang khai báo điện tử. Cũng nhờ ứng dụng CNTT, từ đầu 2019, các cơ sở cung ứng thuốc tại TP.HCM được kết nối vào cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia…

Đối với ứng dụng AI, là cơ hội để ngành y tế TP phát triển chuyên sâu. Đơn cử BV Bình Dân đã đưa robot Da Vinci vào hoạt động từ tháng 11-2016, đến nay đã phẫu thuật 687 bệnh nhân với nhiều bệnh lý phức tạp; BV Nhân dân 115 triển khai Robot phẫu thuật thần kinh Modus V Synaptive (thế hệ thứ hai) từ tháng 2-2019, đến nay đã phẫu thuật cho 7 bệnh nhân với nhiều bệnh lý não phức tạp; BV Nhân dân 115 và BV Gia An 115 đã ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ não cấp lên đến 24 giờ; BV Ung bướu ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư…

Cn mt trung tâm CNTT chuyên trách y tế

Mặc dù chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên nhờ ứng dụng CNTT và AI, là cơ sở để y tế TP hướng tới YTTM, song ngành y tế TP vẫn đang đối diện với không ít thách thức.

PGS.TS Tăng Chí Thượng cho rằng, hạ tầng CNTT tại các BV không tương thích với phạm vi và quy mô triển khai các ứng dụng; kinh phí đầu tư còn khó khăn, nhất là hệ thống máy chủ của trung tâm dữ liệu. Đặc biệt nguồn nhân lực chuyên trách CNTT thiếu.

“Thực tế, những BV có hệ thống thông tin mạnh là nhờ có đội ngũ chuyên trách CNTT mạnh cả về số lượng lẫn kinh nghiệm chuyên môn như BV ĐH Y Dược TP.HCM, BV Nhi đồng 1… Những BV này tự tạo ra các phần mềm ứng dụng cho riêng mình xuất phát từ nhu cầu phát triển của đơn vị. Tuy nhiên, rất khó nhân rộng do không tuyển dụng được các chuyên gia CNTT có kinh nghiệm”, PGS.TS Tăng Chí Thượng cho biết.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế, ngành y tế TP còn gặp các khó khăn khác như hầu hết dự án ứng dụng CNTT tại BV là do các công ty phần mềm thực hiện, nhưng không phải tất cả chuyên gia CNTT của các công ty đều am hiểu những quy trình hoạt động chuyên môn đặc thù của ngành y tế. “Ngôn ngữ dùng chung” không thống nhất khi xây dựng các phần mềm ứng dụng. Dữ liệu giữa các BV và cơ sở y tế không tương thích, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế; ảnh hưởng triển khai bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử. Vấn đề an ninh mạng nằm ngoài khả năng của các BV do chưa có chuyên viên CNTT chuyên sâu…

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên để hướng đến YTTM, theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, TP cần có một trung tâm CNTT chuyên trách trong lĩnh vực y tế. Trung tâm này quy tụ các chuyên gia quản lý, chuyên gia CNTT có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị BV. Đây còn là trung tâm làm đầu mối triển khai các chiến lược phát triển CNTT của ngành y tế cũng như tư vấn chuyên nghiệp cho các BV triển khai những dự án CNTT.

Mặt khác, để xây dựng thành công YTTM, trước hết ngành y tế cần đáp ứng được các điều kiện như: củng cố hạ tầng CNTT, thống nhất “ngôn ngữ dùng chung”, tập hợp các chuyên gia CNTT và hình thành Ban CNTT ngành y tế TP, xây dựng cơ sở pháp lý cho ứng dụng CNTT trong hoạt động khám chữa bệnh.

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)