Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Phía trước tay lái là sự sống!

Tạp Chí Giáo Dục

Lái xe đm bo an toàn không ch cn s hiu biết, kinh nghim mà còn ph thuc vào đi sng tâm lý ca chính bn thân mi ngưi lái. Đc bit, k năng điu chnh và điu khin cm xúc có vai trò rt ln mà ngưi lái xe phi cn chú ý mi nơi mi lúc. Phía trưc tay lái là s sng ca bao nhiêu ngưi, vì thế mong mun các bác tài hãy lái xe bng c trái tim và khi óc ca mình.

Phía trưc tay lái là s sng ca bao nhiêu ngưi, vì thế mong các bác tài hãy lái xe bng c trái tim và khi óc ca mình. Ảnh: TL

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ tại nạn giao thông nói chung và tai nạn ô tô nói riêng, cả khách quan lẫn chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan thuộc về tài xế là nguyên nhân cơ bản nhất, như thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, bất chấp luật pháp, coi thường tính mạng…

Hoặc một số vụ tai nạn người ta thường tìm hiểu có nguyên nhân từ việc người lái xe sử dụng chất kích thích gây nghiện như ma tuý, rượu… Tuy nhiên, ngoại trừ những nguyên nhân đó thì một trong những nguyên nhân mà ít người vẫn chưa quan tâm đó chính là thiếu kỹ năng điều khiển và điều chỉnh cảm xúc của lái xe. Theo những nghiên cứu tâm lý thì cảm xúc yếu, cảm xúc tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc mất cân bằng tâm lý và khi không có sự cân bằng sẽ dẫn đến những hiện tượng như thiếu tập trung, phân tán chú ý, ảo giác, quan sát kém, xử lý thiếu linh hoạt.

Cảm xúc tiêu cực thường xuất hiện khi gặp thất bại, khó khăn, đau khổ mà con người không thể vượt qua được. Đối với những người khi lái xe, nếu không kiểm soát được cảm xúc tiêu cực sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc điều khiển và điều chỉnh cảm xúc là vấn đề rất quan trọng và cần phải lưu ý đối với mỗi người khi tham gia giao thông nhất là khi điều khiển xe ô tô. Để cân bằng cảm xúc, phòng tránh được những hậu quả có thể xảy ra, mỗi người khi lái xe cần chú ý mấy điểm sau:

1. Cởi bỏ những áp lực khi cầm vô lăng: Khi tham gia giao thông, thông thường những áp lực từ phía gia đình thường làm cho những người điều khiển xe hay mất tập trung, lúng túng. Vì vậy, trước khi lên xe thì tốt nhất phải tạm thời gác bỏ những khó khăn tâm lý như nóng giận, chán nản hoặc quá lo lắng về một vấn đề nào đó. Khi tâm trạng có vấn đề thì khó tránh khỏi những sai sót về kỹ thuật, thao tác, tốc độ và khả năng điều khiển. Vì vậy, tránh những xung đột, ức chế trước khi lái xe là rất cần thiết hoặc nếu khi vào hoàn cảnh này mà không kiểm soát được thì tốt nhất chúng ta trì hoãn lại không nên lái xe.

2. Lấy lại tinh thần sảng khoái, vui tươi khi bước vào buồng lái: Mỗi khi cầm lái thì mỗi tài xế sau vô lăng phải thực sự vui vẻ, tạo cho tinh thần thoải mái, một khi đầu óc tỉnh táo, tâm trạng tích cực thì họ sẽ làm chủ được mọi tình huống. Bên cạnh đó, người thân cũng thường xuyên động viên, chia sẻ với tài xế trước và trong quá trình lái xe, nhất là vợ chồng để họ cảm thấy thực sự yên tâm.

3. Giữ thái độ bình tĩnh: Trong quá trình lái xe nếu phát sinh tình huống gây ức chế, dẫn đến cảm xúc tiêu cực (như bị phạt do mắc lỗi khi lái xe; nhận một thông tin gây sốc trong quá trình lái chẳng hạn tin buồn về người thân gặp vấn đề nào đó; xe bị hỏng hóc không khắc phục được…) thì trong những trường hợp này, mỗi lái xe phải hết sức bình tĩnh, hãy tự trấn an bản thân, tìm kiếm giải pháp tối ưu như nhờ sự trợ giúp của người quen hoặc gửi xe lại… Trong trường hợp tự mình phải lái hết đoạn đường còn lại thì cần phải chủ động, đừng quá bận tâm với những gì đang xảy ra, kiên trì đảm bảo tốc độ, thậm chí phải đi tốc độ chậm lại hơn so với bình thường, hãy luôn nghĩ chúng ta cố nhanh cũng không giải quyết được điều gì “nhanh một phút chậm cả đời”.

4. Chủ động đến trung tâm tư vấn tâm lý khi quá căng thẳng: Đối với những người lái xe chuyên nghiệp (lái xe cho công ty, cơ quan) thì khi thấy tài xế của mình có vấn đề về tâm lý thì tốt nhất không nên để họ cầm lái vì có thể gây ra hậu quả… Các bác tài hãy sẵn sàng chủ động gặp các chuyên gia tâm lý khi có những vướng mắc, uẩn khúc trong lòng để có cách giải tỏa. Tránh để những nỗi bức xúc tích tụ trong lòng khiến tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều khiển xe trên đường. Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo yêu cầu cơ bản về thể lực của một tài xế.

Có thể nói, lái xe đảm bảo an toàn không chỉ cần sự hiểu biết, kinh nghiệm mà còn phụ thuộc vào đời sống tâm lý của chính bản thân mỗi bác tài. Đặc biệt, kỹ năng điều chỉnh và điều khiển cảm xúc có vai trò rất lớn mà người lái xe phải cần chú ý mọi nơi mọi lúc. Phía trước tay lái là sự sống của bao nhiêu người, vì thế mong các bác tài hãy lái xe bằng cả trái tim và khối óc của mình.

Lê Phm
(Ging viên tâm lý hc)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)