Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phiên họp thứ 21: Chuẩn bị các nội dung quan trọng cho kỳ họp thứ 5

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 4 ngày làm vic, đu tun (ngày 20-3), phiên hp th 21 ca y ban Thưng v Quc hi (UBTVQH) đã kết thúc. Phiên hp nhm chun b các ni dung quan trng cho k hp th 5 sp ti…


Quang cnh phiên hp th 21 cy ban Thưng v Quc hi

Theo đó, UBTVQH đã cho ý kiến về 8 nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 gồm 7 dự án luật và một dự án đầu tư. Trong đó cho ý kiến về việc giải trình tiếp thu chỉnh lý 3 dự án luật đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 là Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi). Tại phiên họp lần này, UBTVQH còn cho ý kiến về 3 dự án luật khác trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2023 dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 bao gồm: Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); đồng thời xem xét quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; xem xét cho ý kiến quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền bao gồm: Xem xét đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án Luật Căn cước công dân (CCCD) (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng.

Giá phi đm bo quy lut cung cu cnh tranh

Góp ý cho Dự án Luật Giá (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, dự thảo luật đã được tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

Về thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá, Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua thảo luận tại kỳ họp thứ 4, nhiều đại biểu và cơ quan thẩm tra đề nghị nên giữ như quy định của luật hiện hành. Danh mục này tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân, của doanh nghiệp, nhưng để có sự linh động hơn, có thể ủy quyền cho UBTVQH quyết định thay đổi danh mục hàng hóa bình ổn giá trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.

Về Quỹ bình ổn giá, việc bình ổn giá phải theo quy luật thị trường và quản lý, định hướng quản lý của Nhà nước để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhất là bảo vệ lợi ích của những người yếu thế. Về nguyên tắc định giá nên tách thành hai khoản. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định phải bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí, lợi nhuận (nếu có), cung cầu hàng hóa, dịch vụ và chủ trương phát triển từ chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; Đối với những hàng hóa, dịch vụ khác, các tổ chức và cá nhân có thể chủ động định giá tài sản, hàng hóa theo nguyên tắc bù đắp chi phí có lãi, đảm bảo quy luật cung cầu cạnh tranh của thị trường.

Cũng góp ý cho Luật Giá (sửa đổi), về nội dung bình ổn giá, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý Nhà nước đến quy luật cung cầu; bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong luật cũng khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”. 

Cũng theo ông Cường, cần giữ quy định về Quỹ bình ổn giá trong Luật Giá nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như Dự thảo luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động…

Sa đi Lut Căn cưc công dân là rt cn thiết

Về dự án Luật CCCD (sửa đổi), theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Luật CCCD được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2016, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ; góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy giá trị, tiện ích thẻ CCCD, phục vụ phát triển ứng dựng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đề nghị xây dựng Luật CCCD (sửa đổi) với 4 nhóm chính sách: Quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu CCCD vào thẻ CCCD. Thẻ CCCD có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ CCCD; Bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD; Bổ sung đối tượng được cấp thẻ CCCD và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước; Hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD, tài khoản định danh điện tử (căn cước điện tử) và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, cấp, hủy/thu hồi số định danh cá nhân, quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ CCCD và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan. 

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, sau khi ban hành Luật CCCD đã có nhiều văn bản của Đảng được ban hành, chỉ đạo rất cụ thể về quản lý xã hội và phục vụ nhân dân. Điển hình như Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra mục tiêu năm 2030 toàn bộ dân số Việt Nam sẽ được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư thống nhất quy mô toàn quốc; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã xác định xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia hình thành trong hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng của địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất. Ngoài ra, văn kiện Đại hội Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cũng xác định nhiệm vụ phải đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ cho các cơ quan Nhà nước tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp kết nối liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu lớn; hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, bảo đảm 100% dân số được đăng ký và quản lý… 

“Để triển khai Chính phủ điện tử thì việc sửa Luật CCCD là rất cần thiết”, ông Lâm nói.

Nhóm PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)