Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Phiên tòa giả định ở trường học: Góp phần đẩy lùi bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Bng hình thc trc quan, sinh đng, các tình hung xut phát t thc tế…, các phiên tòa gi đnh đang đưc nhiu trưng hc ti TP.HCM áp dng, mang li hiu qu giáo dc cao trong giáo dc pháp lut cho hc sinh, tng bưc đy lùi bo lc hc đưng, hưng dn hc sinh s dng mng xã hi thông minh…


Các phiên tòa gi đnh tái hin li các tình hung thc tế, vi tính nghiêm minh cao mang li hiu qu giáo dc pháp lut tích cc

Hc sinh bt… “quy”

Mỗi năm học, Trường THPT Tenlơman (Q.1) tổ chức từ 2-3 phiên tòa giả định về bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội, giáo dục giới tính cho học sinh. Các phiên tòa đều có sự tham gia của luật sư, viện kiểm sát… tái hiện như một phiên tòa thực thụ, mang lại hiệu ứng giáo dục cao…

Cô Trần Thị Thơm – Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, với nội dung sinh động, xuất phát từ chính những tình huống đời thật, các phiên tòa giả định đã tác động sâu sắc đến nhận thức của học sinh, mang lại giá trị tích cực trong giáo dục. Ví dụ, khi giáo dục học sinh sử dụng mạng xã hội an toàn thì phiên tòa xây dựng tình huống học sinh sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thiếu kiểm chứng, sử dụng ngôn từ bạo lực hoặc xúc phạm người khác, đi cùng hình phạt cụ thể, mang tính răn đe cao; Khi muốn giáo dục học sinh về bạo lực học đường, tình huống sẽ được tái hiện chân thật, gần gũi với các mâu thuẫn trong lứa tuổi học sinh dẫn đến phát sinh bạo lực. Từ đó các em dễ dàng nhận thức sâu sắc về các hành vi vi phạm pháp luật…

“Không còn là những bài học giáo dục pháp luật mang tính giáo điều, khô khan, các phiên tòa giả định tình huống được xây dựng gắn liền với thực tế, phù hợp với lứa tuổi học sinh, mang đến không khí pháp luật sống động trong nhà trường. Đi cùng với các chuyên đề tuyên truyền về pháp luật qua sự hướng dẫn của báo cáo viên, các phiên tòa giả định đã hỗ trợ rất hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh” – cô Trần Thị Thơm chia sẻ.

Đặc biệt, Phó Hiệu trưởng này đánh giá, sau thời gian bền bỉ xây dựng, đặt hàng, đưa các phiên tòa giả định vào trường học, học sinh nhà trường đã “ngày càng biết sợ”. Khi các em nhận thức đúng đắn về hành vi, trách nhiệm của mình qua mỗi hành vi thì nhiều học sinh đã bớt “quậy hơn”, các em chấp hành nghiêm chỉnh hơn nội quy của trường.

Tương tự, hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn Q.Bình Tân chia sẻ, do trường nằm ở vùng ven của quận, với một bộ phận không nhỏ học sinh gia đình khó khăn, ít có sự quan tâm đến con cái, vì thế suốt nhiều năm trường mang danh “trường nhiều học sinh cá biệt nhất quận”.

“Vài năm gần đây, trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các phiên tòa giả định với sự tham gia của luật sư, viện kiểm sát, tòa án nhân dân… Các phiên tòa tập trung vào giáo dục học sinh về bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội, chấp hành giao thông, gần gũi với lứa tuổi học sinh. Chính sự nghiêm minh cũng như tính chuẩn mực của các phiên tòa với các tình huống tái hiện thực tế đã ngay lập tức tác động sâu sắc đến nhận thức, hành vi của học sinh” – Hiệu trưởng này chia sẻ.

Thậm chí, bà phấn khởi cho biết thêm: Nếu như nhiều năm về trước tình trạng học sinh mâu thuẫn thường xuyên xảy ra, phụ huynh tìm đến trường “mắng vốn” thường xuyên thì hiện nay tình trạng này đã không còn xảy ra khi các em đã ngày càng nhận thức sâu sắc, đúng đắn về pháp luật.

Tác đng đến c ph huynh

Trường THCS Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) cũng vừa tổ chức phiên tòa giả định về hành vi cố ý gây thương tích. Điều đặc biệt là không chỉ có học sinh tham gia, phiên tòa còn nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo phụ huynh nhà trường.

Với tình huống do mâu thuẫn phát sinh trong trường học, học sinh đã không kiềm chế được hành vi mà đánh bạn dẫn đến gây thương tích, phiên tòa giả định ngoài việc tái hiện lại hành vi vi phạm pháp luật của học sinh mà tưởng rằng “mình ngầu”, còn tác động không nhỏ đến phụ huynh…

Chăm chú theo dõi phiên tòa giả định, chị Nguyễn Thu Hồng –  phụ huynh Trường THCS Thanh Đa bày tỏ sự ấn tượng với cách thức giáo dục học sinh về kiến thức pháp luật, bạo lực học đường thông qua phiên tòa giả định.

“Hiện nay, bạo lực học đường khiến phụ huynh không khỏi lo lắng. Từ các tình huống dẫn đến bạo lực học đường thời gian qua thì có thể thấy đôi khi chỉ là mâu thuẫn rất nhỏ cũng có thể dẫn đến các hành vi bạo lực, với các mức độ ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cho rằng giáo dục học sinh kiến thức về bạo lực học đường, hiểu biết về pháp luật là hết sức quan trọng, cần thiết, thậm chí là cấp bách” – chị Hồng chia sẻ.


Hc sinh, ph huynh Trưng THCS Thanh Đa theo dõi phiên tòa gi đnh

Trong khi đó, từ tình huống trong phiên tòa giả định, nhiều phụ huynh lại “thảng thốt” khi nhận ra trách nhiệm của mình góp phần ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường của học sinh. Bởi nhiều khi phụ huynh mải mê làm mà ít quan tâm đến con trọn vẹn, thường có suy nghĩ “trăm sự nhờ thầy, nhờ cô”. Để đẩy lùi bạo lực học đường, mỗi gia đình, mỗi bậc cha mẹ cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con, quan tâm trò chuyện, chia sẻ với các con nhiều hơn thay vì áp đặt, la mắng, so sánh “con mình với con nhà người ta”, để kịp thời chia sẻ, hỗ trợ các vấn đề trong học tập, trong mối quan hệ bạn bè mà các con đang gặp phải…

Cô Đinh Thị Thiên Ân – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Đa nhìn nhận, giáo dục học sinh về hiểu biết pháp luật thông qua phiên tòa giả định là cách giáo dục trực quan, hiệu quả nhất để học sinh hiểu rõ về pháp luật, về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề gần gũi với các em như bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội, tàng trữ mua bán trái phép chất cấm…, qua đó giúp các em nhận thức đúng đắn hơn về các hành vi của mình.

Cô Ân phân tích, lứa tuổi học sinh THCS đôi khi các em hành động theo cảm tính, theo sự thích thể hiện cái tôi cá nhân chứ chưa nhận thức được hậu quả của các hành vi đó. Qua phiên tòa giả định, các hành vi đó của học sinh được “cân đo đong đếm” qua các khung hình phạt, từ đó các em biết rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật.

“Học sinh hiện nay có điều kiện tiếp cận với mạng xã hội, dễ dàng bị ảnh hưởng nhiều thông tin xấu độc. Nhiều em chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của gia đình, là cơ hội để các đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ… Qua phiên tòa giả định, phụ huynh cũng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, trách nhiệm cùng với nhà trường đẩy lùi bạo lực học đường, quan tâm, trò chuyện, chia sẻ đến con em mình nhiều hơn…”, Hiệu trưởng Đinh Thị Thiên Ân nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)