Hội nhậpThế giới 24h

Philippines tiến thoái lưỡng nan trong đối đầu với Trung Quốc

Tạp Chí Giáo Dục

Trước sức ép của Trung Quốc, Philippine tăng cường hợp tác chặt chẽ với Mỹ và thông báo sẽ đưa vụ tranh chấp lên Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS). Phản ứng trước những động thái của Manila, Bắc Kinh tuyên bố sẽ trừng phạt thương mại đối với đối tác thương mại đứng hàng thứ 6 của mình.

Mở đầu cho sự “cảnh cáo” này thông báo hủy hàng loạt các tour du lịch đến Philippines của Trung Quốc (10.5.2012). Lượng du khách đến đảo Boracay giảm đột ngột, các hãng hàng không buộc phải hủy chiến bay. Sự hủy bỏ hàng loạt tour du lịch đã kéo theo sự rớt giá cổ phiếu của những hàng lữ hành Philippines. Dù Manila đã cố gắng lạc quan khi khẳng định du khách Trung Quốc chỉ chiếm 9% tổng số du khách nước ngoài, nhưng thực tế thì Manila đã đánh mất nguồn khách quan trọng thứ 4 của mình.
1.500 container chuối của Philippines bị Trung Quốc từ chối nhập với lý do “lúc nhúc vi trùng”.
Bên cạnh du lịch, nhập khẩu cũng lâm vào trị trệ. 1.500 container chuối của Philippines bị từ chối với lý do “lúc nhúc vi trùng” (12.5.2012). Đứng sau Nhật, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu trái cây thứ hai của Philippines. Trong đó, xuất khẩu chuối đã đem lại lợi nhuận 470,96 triệu USD cho Philippines vào năm 2011. Đợt nhập khẩu chuối thất bại đầu tiên này đã khiến Philippines thiệt hại 33,8 triệu USD. Phớt lờ khẳng định của Tổng thống Philippines Benigno Aquino về chất lượng chuối đã vượt qua quy định chất lượng an toàn thực phẩm Nhật Bản, Trung Quốc vẫn để những container này thối rửa ở cảng. Chưa dừng lại ở đó, dựa vào lý do nhiễm khuẩn, Trung Quốc ban hành lệnh kiểm tra nghiêm ngặt khiến hoa quả tươi chuyển sang thối rửa, thiệt hại không ít cho Philippines.
Nhưng đó là “hậu quả” của Philippines, vậy còn “hiệu quả” từ ván bài kinh tế của Trung Quốc như thế nào? Có vẻ như Trung Quốc đã thành công trong việc làm đóng băng cả một dây chuyển xuất khẩu chuối, cũng như kìm hãm nguồn thu nhập từ du lịch của Philippines. Những “đòn roi” này không chỉ đánh để “đau”, nhưng là để “sợ”. Áp dụng biện pháp này, Bắc Kinh không chỉ cô lập được thị trường trái cây Manila mà còn tăng cường mối quan hệ với các nước khác trong ASEAN bằng cách mở rộng thị trường cho những nước này. Đối với quốc gia Đông Nam Á này, Trung Quốc được lợi cả hai mặt khi áp dụng hàng rào phi thuế quan này.
Xuống thang một ít trong cuộc tranh chấp ở bãi cạn Scarborough, Tổng thống Philippines Benigno Aquino vừa tuyên bố Philippines mong muốn toàn khu vực cùng hưởng lợi từ các mỏ khí thiên nhiên ở biển Đông, nhưng vẫn khẳng định không chấp nhận sự xâm lấn lãnh hải của mình. (Inquirer.net)
Cụ thể xét trong trường hợp chặn xuất khẩu chuối vì lý do sâu rận, Trung Quốc vô hình trung đã tạo ra một thông tin bất lợi đến với các đối tác nhập khẩu chuổi của Philippines. Chính điều này có thể sẽ tạo ra một tình trạng tê liệt, giảm hiệu quả cạnh tranh trong ngành công nghiệp xuất khâu chuối của Philippines không chỉ đối với Trung Quốc mà còn là các bạn hàng khác, thậm chí là đối với thị trường nội địa. Và dựa trên lý thuyết “trừng phạt kinh tế” của Brent Radcliffe thì có thể dẫn hậu quả về gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, mất mát sản xuất, suy giảm sự lựa chọn hàng hóa và tiêu dùng dịch vụ trong nước. Từ những mất cân bằng về kinh tế lẽ tất yếu sẽ kéo theo sự bất ổn về chính trị hoặc thậm chí là những ảnh hưởng phát sinh khác.
Thực tế, hai quyết định trên vẫn còn là những hình phạt tương đối nhẹ nhàng từ Trung Quốc song nó đem lại cho Philippines nhiều bất lợi và ảnh hưởng về cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Đối với Philippines, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3. Năm 2011, ngoại thương giữa hai nước đã đạt mức 30 tỉ USD và dự định sẽ mở rộng lên 60 tỉ USD vào năm 2016. Thống kê cho thấy thương mại song phương giữa hai quốc gia này chiếm 30% đối với Philippines nhưng chỉ 0.89% đối với Trung Quốc. Do đó, những đòn trừng phạt nhắm vào hai ngành kinh tế chủ chốt của Bắc Kinh đã gây khó khăn không ít cho quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu sang Trung Quốc này. Những “đòn roi” của Trung Quốc có thể đẩy Philippines vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, một là lựa chọn tiếp tục liên minh cùng Mỹ trong vấn đề bãi cạn Scarborough nói riêng và tranh chấp Biển Đông nói chung, hay chịu nhượng bộ để tránh cho những ảnh hưởng cực đoan không chi về mối quan hệ thương mại song phương mà còn là tình hình ổn định của đất nước mình.  
Trong một diễn tiến mới nhất trong vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough, các nhà hoạt động Philippines, đúng đầu là sĩ quan thuỷ quân lục chiến Nicanor Faeldon, sẽ tới bãi cạn để phản đối việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền và cấm đánh cá tại đây.
Ông Faeldon, được hãng tin AFP dẫn lời, nói: "Họ [các nhà hoạt động] muốn phản đối Trung Quốc đang gây hấn với đất nước chúng tôi. Họ dự tính ở lại Scarborough ít nhất ba ngày và câu cá ở đấy, nếu như họ không bị phía Trung Quốc ngăn trở."
Ít nhất hai tàu cá sẽ đưa nhóm sáu nhà hoạt động này đến bãi cạn Scarborough vào chiều 18.5.

Vân Anh – Lê Trân

SGTT.VN

 

Bình luận (0)