Phải khẳng định ngay rằng, bộ phim truyền hình nhiều tập Thái sư Trần Thủ Độ đang được phát sóng trên VTV1 là một sự khích lệ trong thực trạng điện ảnh và phim truyền hình nước ta hiện nay.
Mừng là sau mấy năm tưởng như bị bỏ quên, nay phát sóng và thu hút được lượng người xem khá đông. Mừng thứ hai, là phim dã sử có liên quan đến lịch sử nhưng nhìn chung người xem đã bước đầu chấp nhận thể loại phim này của Việt Nam. Thứ ba, phải ghi nhận những cố gắng không nhỏ của những người làm phim…
Tất cả những thành công, những giải thưởng mà bộ phim Thái sư Trần Thủ Độgiành được cũng như dư luận báo chí, truyền thông… ngợi ca vẫn không thể khỏa lấp được đôi điều đáng tiếc khi xem phim.
Thứ nhất về ngôn ngữ trong phim. Vào thế kỷ 13, tức cách đây khoảng 700 năm, có lẽ nào người Đại Việt đã biết xưng hô với nhau bằng anh, em trong tình yêu như Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Theo các nhà sử học, Hán, Nôm học thì từ anh em mới chỉ ra đời và thịnh hành từ khi dân tộc ta có chữ quốc ngữ. Một đôi trai gái yêu nhau từ những năm đó mà cứ xưng hô anh anh, em em với nhau thật tình tứ và ngọt xớt trên màn hình thì thật lạ…! Đã thế lại còn cặp từ mày – tao được gọi nhau thoải mái trên phim cho ra vẻ dân dã. Cặp từ mày – tao có thể có từ lâu đời trong đời sống người Việt, tuy nhiên khi đã đưa vào phim ảnh thì nên chọn lọc và hạn chế tối đa.
Thứ hai, về phục trang. Nhìn chung phim đã có những cố gắng đáng khen trong việc phục trang của nhân vật. Thế nhưng người xem vẫn có cảm giác phục trang trong phim chưa hẳn thuần Việt, ngược lại như có phần lai hay biến tấu từ phục trang của Trung Quốc. Một số cảnh và trang phục của nhân vật Trần Thị Dung na ná chất “Tàu”. Đã vậy phục trang lại quá mới trong một số cảnh mà đáng lý ra phải nhuốm màu thời gian…
Thứ ba, là chất thị trường phản cảm trong phim. Một số màn múa của các thiếu nữ thế kỷ 13, nhưng trang phục có vẻ thoải mái và buông tuồng quá thể. Thiếu nữ cổ mà múa còn lộ cả chân đang đi giày múa balê hiện đại. Múa của thời phong kiến nước ta cách đây 700 năm rất kín đáo và ý tứ, chứ đâu như chất thị trường trong phim. Và một điều không thể chấp nhận được, ấy là cảnh Trần Thủ Độ vào phòng của hoàng hậu Trần Thị Dung và đôi tình nhân đã hôn nhau say đắm trước bàn dân… người xem. Xem đến đây quả thực nhiều người muốn tắt máy. Bao nhiêu thiện cảm và những thông cảm với phim giờ đây… không chịu nổi bởi sự phản cảm. Phim đã cung cấp cho người xem một thông tin mới: Người Đại Việt chúng ta đã biết hôn nhau từ… hàng chục thế kỷ trước. Tân tiến còn hơn cả người châu Âu. Một số cảnh Trần Thủ Độ – Trần Thị Dung và cặp đầy tớ rủ nhau đi qua đêm; hay cảnh thiếu nữ bán khỏa thân múa quyến rũ thái tử… Chẳng hóa ra gần với thời đại chúng ta hôm nay lắm sao!
Và cao hơn cả là chất Đại Việt trong phim quá ít. Đạo diễn phim có phân trần tư liệu lịch sử của thời cuối nhà Lý đầu nhà Trần quá ít và không biết tìm hỏi ở đâu. Nếu như vậy thì cũng thật lạ. Năm 2010, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, vào tháng 9-2010, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã cho ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ gồm 4 tập về triều đại nhà Lý. Trước đó ông đã xuất bản trọn bộ 6 tập về triều đại nhà Trần. Như vậy với 2 bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Lý, nhà Trần, có thể nói nhà văn Hoàng Quốc Hải nắm rất rõ, rất sâu về mọi phong tục, tập quán, phục trang, ngôn ngữ, đời sống từ cung đình đến nơi thôn dã của giai đoạn lịch sử khoảng 400 năm. Bên cạnh đó, còn nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu đầy am tường…
Có lẽ, nhân phim Thái sư Trần Thủ Độ cũng là dịp nhắc nhở các nhà làm phim Việt Nam khi có ý định làm phim về đề tài lịch sử hay dã sử… cần phải hiểu hơn nữa về lịch sử, nhằm tránh những điều đáng tiếc không đáng có. Thứ hai, phim hay, hấp dẫn người xem bởi tính chân thực và tài năng những người làm phim, chứ không phải những yếu tố thương mại, câu khách không phù hợp…
Tất cả những thành công, những giải thưởng mà bộ phim Thái sư Trần Thủ Độgiành được cũng như dư luận báo chí, truyền thông… ngợi ca vẫn không thể khỏa lấp được đôi điều đáng tiếc khi xem phim.
Thứ nhất về ngôn ngữ trong phim. Vào thế kỷ 13, tức cách đây khoảng 700 năm, có lẽ nào người Đại Việt đã biết xưng hô với nhau bằng anh, em trong tình yêu như Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Theo các nhà sử học, Hán, Nôm học thì từ anh em mới chỉ ra đời và thịnh hành từ khi dân tộc ta có chữ quốc ngữ. Một đôi trai gái yêu nhau từ những năm đó mà cứ xưng hô anh anh, em em với nhau thật tình tứ và ngọt xớt trên màn hình thì thật lạ…! Đã thế lại còn cặp từ mày – tao được gọi nhau thoải mái trên phim cho ra vẻ dân dã. Cặp từ mày – tao có thể có từ lâu đời trong đời sống người Việt, tuy nhiên khi đã đưa vào phim ảnh thì nên chọn lọc và hạn chế tối đa.
Thứ hai, về phục trang. Nhìn chung phim đã có những cố gắng đáng khen trong việc phục trang của nhân vật. Thế nhưng người xem vẫn có cảm giác phục trang trong phim chưa hẳn thuần Việt, ngược lại như có phần lai hay biến tấu từ phục trang của Trung Quốc. Một số cảnh và trang phục của nhân vật Trần Thị Dung na ná chất “Tàu”. Đã vậy phục trang lại quá mới trong một số cảnh mà đáng lý ra phải nhuốm màu thời gian…
Thứ ba, là chất thị trường phản cảm trong phim. Một số màn múa của các thiếu nữ thế kỷ 13, nhưng trang phục có vẻ thoải mái và buông tuồng quá thể. Thiếu nữ cổ mà múa còn lộ cả chân đang đi giày múa balê hiện đại. Múa của thời phong kiến nước ta cách đây 700 năm rất kín đáo và ý tứ, chứ đâu như chất thị trường trong phim. Và một điều không thể chấp nhận được, ấy là cảnh Trần Thủ Độ vào phòng của hoàng hậu Trần Thị Dung và đôi tình nhân đã hôn nhau say đắm trước bàn dân… người xem. Xem đến đây quả thực nhiều người muốn tắt máy. Bao nhiêu thiện cảm và những thông cảm với phim giờ đây… không chịu nổi bởi sự phản cảm. Phim đã cung cấp cho người xem một thông tin mới: Người Đại Việt chúng ta đã biết hôn nhau từ… hàng chục thế kỷ trước. Tân tiến còn hơn cả người châu Âu. Một số cảnh Trần Thủ Độ – Trần Thị Dung và cặp đầy tớ rủ nhau đi qua đêm; hay cảnh thiếu nữ bán khỏa thân múa quyến rũ thái tử… Chẳng hóa ra gần với thời đại chúng ta hôm nay lắm sao!
Và cao hơn cả là chất Đại Việt trong phim quá ít. Đạo diễn phim có phân trần tư liệu lịch sử của thời cuối nhà Lý đầu nhà Trần quá ít và không biết tìm hỏi ở đâu. Nếu như vậy thì cũng thật lạ. Năm 2010, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, vào tháng 9-2010, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã cho ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ gồm 4 tập về triều đại nhà Lý. Trước đó ông đã xuất bản trọn bộ 6 tập về triều đại nhà Trần. Như vậy với 2 bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Lý, nhà Trần, có thể nói nhà văn Hoàng Quốc Hải nắm rất rõ, rất sâu về mọi phong tục, tập quán, phục trang, ngôn ngữ, đời sống từ cung đình đến nơi thôn dã của giai đoạn lịch sử khoảng 400 năm. Bên cạnh đó, còn nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu đầy am tường…
Có lẽ, nhân phim Thái sư Trần Thủ Độ cũng là dịp nhắc nhở các nhà làm phim Việt Nam khi có ý định làm phim về đề tài lịch sử hay dã sử… cần phải hiểu hơn nữa về lịch sử, nhằm tránh những điều đáng tiếc không đáng có. Thứ hai, phim hay, hấp dẫn người xem bởi tính chân thực và tài năng những người làm phim, chứ không phải những yếu tố thương mại, câu khách không phù hợp…
Theo SGGP
Bình luận (0)