Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan: Cần một hệ sinh thái toàn diện để phát triển ngành chip bán dẫn tại TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan: Cần một hệ sinh thái toàn diện để phát triển ngành chip bán dẫn tại TP.HCM - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan: Cần một hệ sinh thái toàn diện để phát triển ngành chip bán dẫn tại TP.HCM Audio

Cn có mt h sinh thái toàn din cho s phát trin ngành chip bán dn ti TP.HCM. H sinh thái này bao gm c nghiên cu, phát trin giáo dc đào to, thiết kế, sn xut và th nghim cũng như có s tham gia ca trưng hc, nhà giáo, cng đng doanh nghip, Nhà nưc theo Phó Ch tch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan.

Ông Võ Văn Hoan (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) phát biểu tại hội thảo sáng 14-3

 

Sáng 14-3, ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp Tập đoàn CT Group tổ chức hội thảo “Công nghệ đóng gói, kiểm thử tiên tiến: Cơ hội cho Việt Nam” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, trường ĐH, các chuyên gia bán dẫn, lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TP.HCM s chun b quyết sách mi phát trin ngành công nghip bán dn

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Hoan (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) cho biết, đóng gói, kiểm thử là khâu cuối trong quy trình 3 giai đoạn 10 bước của quá trình sản xuất ra một chip điện tử, chip bán dẫn. Ba giai đoạn này gồm thiết kế, sản xuất và đóng gói. Sản xuất chip điện tử, chip bán dẫn là một quy trình rất nghiêm ngặt, trong đó khâu nào cũng hết sức quan trọng. Ông cũng đánh giá cao vai trò quyết định của những nhà sáng chế đối với hoạt động sản xuất nói trên.

Trao đổi về chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, một lĩnh vực được xem như là xương sống của nền kinh tế số, của công nghệ cao, của đổi mới sáng tạo, ông Hoan cho rằng TP.HCM cần những bước đi đột phá, hòa nhập quốc tế, bám sát sự phát triển chung của toàn cầu trong cuộc cách mạng 4.0. TP.HCM với quy mô khoảng 10 triệu dân, đóng góp 1/4 GDP của cả nước và 1/3 ngân sách quốc gia. Năng suất lao động bình quân của TP.HCM luôn cao gấp 2,6 lần năng suất lao động chung của cả nước. Hội tụ 40% số lượng doanh nghiệp, TP.HCM còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, thương mại, tài chính của khu vực và cả nước. Như vậy, TP.HCM là thành phố của kinh tế, của sự phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Về giáo dục, TP.HCM có 97 trường ĐH, CĐ; 5 viện nghiên cứu; có 400.000 sinh viên được đào tạo. Trong đó, ĐH Quốc gia TP.HCM đóng vai trò chủ lực đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho thành phố cũng như các tỉnh phía Nam. Thành phố cũng có đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học phong phú, được đào tạo rất bài bản từ nhiều nguồn hiện đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. “Từ đây có thể thấy, TP.HCM có vai trò rất quan trọng, tiên phong trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ngành công nghiệp bán dẫn của thành phố không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn là chìa khóa để thành phố tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu” – ông Hoan đánh giá.

Theo ông Hoan, cần có một hệ sinh thái toàn diện cho sự phát triển ngành chip bán dẫn tại TP.HCM. Hệ sinh thái đó bao gồm cả nghiên cứu, phát triển giáo dục đào tạo, thiết kế, sản xuất và thử nghiệm cũng như có sự tham gia của trường học, nhà giáo, cộng đồng doanh nghiệp, Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng này, ông Hoan cho hay, TP.HCM đã ban hành những chính sách liên quan đến thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; trong đó có việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới. TP.HCM cũng đã xây dựng chương trình cùng những kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Các đại biểu tham quan triển lãm sản phẩm vi mạch bán dẫn của ĐH Quốc gia TP.HCM trong khuôn khổ hội thảo

“Thành phố sẽ phối hợp khu công nghệ cao, cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra một số cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy việc này toàn diện từ nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đến thu hút nhân tài, tạo ra cơ chế sản xuất thử để có thể thúc đẩy ngành chip bán dẫn phát triển mạnh mẽ. Sau hội nghị này, TP.HCM sẽ bàn bạc, chuẩn bị cho 1 quyết sách mới của chính quyền thành phố thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn” – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

To điu kin tt nht đ ĐH Quc gia TP.HCM đào to nhân lc

Tại hội thảo, PGS.TS Vũ Hải Quân (Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định: “Công nghệ và bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh. Lợi thế lớn của Việt Nam là quyết tâm chính trị của Đảng, trong Nghị quyết 57 cũng xác định cần xây dựng một số công nghệ chiến lược quốc gia. Tôi nghĩ rằng, công nghệ bán dẫn trong tương lai cũng sẽ là một công nghệ chiến lược quốc gia”.

Bên cạnh đó, Việt Nam, TP.HCM và các địa phương khác cũng đang dành những chính sách ưu đãi rất cụ thể cho việc xây dựng, phát triển công nghệ chip bán dẫn. Nước ta có nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng mức lương trả cho nguồn nhân lực còn thấp so với các nước trong khu vực. Những ưu điểm và bối cảnh thế giới này đặt ra nhiều vấn đề đối với việc phát triển ngành công nghệ bán dẫn của Việt Nam. Để phát triển công nghệ bán dẫn, ông Quân cho rằng, chúng ta phải tự lực tự cường, dựa vào nội lực. Và để tự lực tự cường thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là quan trọng nhất. Khi nào chúng ta sở hữu được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, các kỹ sư chất lượng cao, có trình độ thì sẽ tự chủ làm chủ được các công nghệ.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để ĐH Quốc gia TP.HCM đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn. Ông Hoan cũng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đầu tư thêm, mạnh mẽ hơn vào ngành vi mạch, điện tử, bán dẫn tại TP.HCM để tận dụng các chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư thuận lợi.

Rộng hơn, ông Hoan đề nghị các trường ĐH, viện nghiên cứu tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo. Trong đó, nhanh chóng xây dựng một chương trình đào tạo khoa học gắn với kết quả nghiên cứu, sát yêu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp; có cơ chế vận hành, cập nhật thường xuyên để chương trình có thể phát triển, tránh bị lạc hậu. Ông Hoan mong các nhà khoa học tham gia ngày càng sâu hơn và có nhiều sản phẩm thiết thực hơn để đóng góp cho sự phát triển của ngành vi mạch, bán dẫn của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Mê Tâm

Bình luận (0)