Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phố “mặc áo” mới

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh nhng bc tranh đy ánh sáng, đưm màu sc mang hơi th cuc sng ca đô th Sài Gòn, đâu đó vn có nhng hình v nguch ngoc thiếu bàn tay chăm chút ca ngưi ha sĩ trên nhng bc tưng công cng tht s đem li không ít phn cm cho ngưi thưng lãm.

Hàng rong nhếch nhác trưc bc tưng có nhiu tranh đ

Nhng “chiếc áo” mi ca đưng ph

Bao nhiêu năm nay con đường Tú Xương, Q.3 vẫn lặng lẽ dưới những hàng cây um tùm quen thuộc, hai bên lề là những mảng tường vôi nhuốm bụi thời gian đơn điệu cũng giống như mọi lối đi khác trong TP.HCM. Thế nhưng, gần 2 tháng nay đoạn đường dài độ hơn một cây số bỗng bừng sáng lên trong mắt người qua lại. Sau khi những gốc cây cổ thụ xấu xí được hạ bớt hoặc cho mé nhánh gọn gàng, một đoạn đường đã được trang điểm bởi vài bức tranh vẽ đủ màu sắc. Có thể nói đây là công đoạn làm mới của công trình đô thị để đường phố càng ngày không chỉ sạch đẹp mà còn ấn tượng hơn trước. Nhìn một cách toàn cục, hầu hết các bức họa trên tường phố chủ yếu là cảnh sinh hoạt vui chơi của các cháu thiếu nhi lúc ở trường, khi ra công viên hoặc ở nhà cùng với cha mẹ. Nhân vật chính là trẻ thơ nên bức tranh nào cũng đầy màu sắc tươi tắn và ngộ nghĩnh. Ông Ba, lái xe ôm đứng bên kia đường nhìn sang tấm tắc: “Có bức vẽ cả tuần mới xong nhưng có bức thấy họa sĩ vẽ rất nhanh nhưng bức nào cũng đẹp và có ý nghĩa”. Theo ông Ba, tuy không hỏi kỹ nhưng nhìn vào từng nét vẽ sắc sảo được thể hiện trên tường, chắc chắn người vẽ phải là họa sĩ chuyên nghiệp. Những đứa trẻ học Trường MN Hoa Mai gần đó trước đây thường vội vàng theo cha mẹ vào lớp nhưng từ khi xuất hiện mấy bức tranh đường phố hầu hết bé nào cũng đứng lại ngắm nhìn một chút để ngắm nhìn chút dung nhan mới lạ của con đường từng quen thuộc. 

Nếu các bức tranh trên đường Tú Xương mang hơi thở của cuộc sống hiện tại thì hai bức tranh tường tại góc đường Thái Văn Lung – Cao Bá Quát, Q.1 lại mang dấu ấn quá khứ như một sự hoài niệm về những lát cắt của cuộc sống đô thị Sài Gòn trong thế kỷ 20. Bằng những nét vẽ chân thật, bình dị các họa sĩ trẻ đã “trang điểm” bức tường rêu một không gian Sài Gòn xưa với chiếc xe Hon-da 67 màu đen chạy sau là chiếc xe lam nhả khói. Tất cả như đã đi vào ký ức của thời gian mà khó có gì lấy lại được. Chỉ có người phụ nữ búi mớ tóc dài ngồi bán hàng rong là vẫn “sống mãi với thời gian”. Đây là sản phẩm tùy hứng của nhóm SV Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM mà người “chỉ huy dàn hợp xướng” bằng màu sắc là anh Đỗ Nguyên Chung, quê ở ngoài Bắc vào đây lập nghiệp. Không can tâm nhìn thấy sự nhếch nhác của đường phố và nhất là những mảnh tường xây nham nhở, anh đã lên kế hoạch “đập mặt xây lại” cho bức tường hai tấm “hoành phi” đẹp trang nhã trước tiệm kinh doanh của gia đình.

Tranh đưng ph không nhí nh

Như có sự cộng hưởng của sắc màu trên đường phố nhiều con hẻm khác cũng không chịu mặc mãi tấm áo cũ rích và cáu bẩn nên phải nhờ đến bàn tay của các họa sĩ. Trong sự chung tay đồng lòng đó, ngoài tài năng của các họa sĩ chuyên nghiệp trẻ tuổi dám chấp nhận đứng dưới cái nắng gay gắt còn có sự tỉ mẩn công phu của những họa sĩ tay ngang gần cuối đời còn mang lại cái đẹp cho cuộc sống. Cũng trong năm nay người dân Q.4 như lạc vào một cung đường xa lạ khi đi qua con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Khoái. Từng bức tường vôi cũ kỹ, loang lổ trước đây như đã lui về dĩ vãng thay thế bằng một diện mạo mới do màu sắc lên tiếng. Ít ai biết rằng chủ nhân là một cụ ông đã ngoài 70 tuổi nhưng lại đam mê nghệ thuật và không thiếu cái tâm cống hiến. Đó là ông Nguyễn Văn Minh mà được bà con nơi đây quen gọi là “người họa sĩ thầm lặng”. Theo lời kể của người họa sĩ tay ngang, trước đây khi thấy con đường được làm mới nhưng các bức tường nhà lại quá cũ nên ông tự nguyện lấy vôi sơn lại rồi vẽ vài bức tranh điểm xuyết. Không ngờ sau đó được xóm giềng ủng hộ nên ông “làm tới” các bức tường khác bằng phong cảnh làng quê, bến nước con đò để biến các bức tường nhà thành một gallery công cộng.

Mặc dù mang tiếng là vẽ tự phát nhưng hầu hết các bức tranh đều được kiểm duyệt ý đồ trước khi thực hiện và đều có sự đồng thuận của chính quyền địa phương. Không chỉ nâng cao giá trị thẩm mỹ cho đường phố mà các sản phẩm này còn đẩy lùi được nạn dán giấy quảng cáo, khoan cắt bê tông bát nháo như trước đây. Tuy nhiên không phải mọi bức tường công cộng đều biến thành giá vẽ nếu chưa có sự chấp nhận của gia chủ và chính quyền. Đã có vài nhóm họa sĩ sau khi vẽ xong phải phục chế lại hiện trường cũ do gia chủ kiên quyết bắt đền. Gần đây nhiều người dân ở Q.Bình Tân, H.Bình Chánh bức xúc trước những bức họa lòe loẹt, nhí nhố  không có giá trị thẩm mỹ được sơn phết qua loa trên các hàng trụ điện, nắp cống. Cũng do tùy hứng nên nhiều họa sĩ tay ngang tự mình gây họa cho những bức họa phản cảm trên đường phố. Một số quán xá bày bán hàng lộn xộn trước những bức tường đẹp cũng gây khó chịu cho người qua đường.

Ông Võ Trọng Nam – Phó Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM cho rằng trang trí đường phố bằng hình ảnh mỹ thuật là việc làm cần ủng hộ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là muốn làm gì thì làm mà cần có sự thẩm định về nội dung, cách thức thể hiện để làm sao đạt hiệu quả cao và được người dân đồng thuận. “Vẽ bích họa là nhu cầu, là đam mê của các họa sĩ. TP nên quy hoạch những đoạn đường được vẽ bích họa, giao cho sinh viên mỹ thuật các trường phụ trách và thường xuyên thay đổi tranh cho phong phú. Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh đường phố để có những sản phẩm đẹp có ý nghĩa cho cuộc sống” – Ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM đề nghị.

Bài, nh: Nguyn Hoàng Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)