Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Phổ nhạc tác phẩm văn học để dạy văn

Tạp Chí Giáo Dục

Cô Nguyn Th Hng Nhung (mc áo dài) cùng hc sinh Trưng THPT Bình Hưng Hòa

Phương pháp dạy học ấn tượng này được cô Nguyễn Thị Hồng Nhung (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) thực hiện, đưa vào các tiết dạy học môn văn. Theo đó, dựa trên những tác phẩm văn xuôi có trong chương trình THPT và nền nhạc các bài hát phổ biến, gần gũi với học sinh, cô Nhung đã viết nên những bản nhạc mới mà lời được chuyển thể từ các tác phẩm văn học. Đến nay đã có 3 tác phẩm văn học được cô Nhung phổ nhạc là: Hai đứa trẻ (lớp 11) – dựa trên bài hát Giấc mơ trưa của Nguyễn Vĩnh Tiến, Giáng Son và Ngày em đi lấy chồng của Hamlet Trương, UR (nhạc Hàn Quốc); Người lái đò sông Đà (lớp 12) – dựa trên bài hát Sóng gió của Jack và KICM; Vợ chồng A Phủ (lớp 12) – dựa trên bài hát Phố xa của Lê Quốc Thắng. “Những bản nhạc được chọn chuyển thể đều rất gần gũi, quen thuộc với học sinh. Khi chuyển thể, tôi nghiên cứu thật kỹ tác phẩm, chọn lọc các chi tiết đắt giá, những lát cắt làm nên tác phẩm, cải biến và đưa vào lời bài hát làm sao cho có âm điệu phù hợp với giai điệu của bản nhạc gốc. Việc chuyển thể luôn tuân thủ nguyên tắc càng bám sát nguyên tác của tác phẩm văn học càng tốt, vì mục đích của việc chuyển thể thành bài hát giúp học sinh nhớ tác phẩm dễ dàng hơn. Nhiều tác phẩm như Người lái đò sông Đà phải dạy 3-4 tiết mới xong, khi học sinh được hát bài hát về tác phẩm đó sẽ tạo ra sự hào hứng cho các em trong việc tiếp nhận tác phẩm”, cô Nhung cho hay.

Việc phổ nhạc cho tác phẩm văn học, theo cô Nhung, chỉ là một cách sáng tạo để người giáo viên mở ra thêm một kênh thông tin cho học sinh tham khảo, tiếp cận tác phẩm. “Bằng cách này, ngoài việc thay đổi không khí lớp học, còn giúp học sinh nhận ra rằng có những bài hát hay như thế, phù hợp với văn bản tác phẩm như thế, từ đó hình thành nên ý thức chọn lọc âm nhạc để nghe”, cô Nhung chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở việc sáng tạo phương pháp dạy học nhằm đánh giá sự ảnh hưởng và tác động của âm nhạc trong việc học văn, cô Nhung còn thực hiện khảo sát về thói quen nghe nhạc, thể loại nhạc và mục đích nghe nhạc của học sinh. “Khảo sát được tiến hành ở khoảng 300 học sinh đang học tập tại trường. 90% học sinh được khảo sát cho hay, các em nghe nhạc chỉ để giải trí. Chỉ một số rất ít nghe nhạc nhằm mục đích giải trí”, cô Nhung thông tin. Song song đó, cô Nhung còn tiến hành làm thêm một khảo sát nữa để tìm hiểu những đánh giá của học sinh trước việc phổ nhạc cho các tác phẩm văn học. “Có đến 98% học sinh được khảo sát khẳng định hình thức phổ nhạc trên giúp ghi nhớ tác phẩm nhanh hơn và làm thay đổi không khí lớp học. Học sinh rất ủng hộ việc đưa âm nhạc vào văn học. Từ đánh giá của học sinh giúp giáo viên có cơ sở để mạnh dạn đưa phương pháp sáng tạo này vào bộ môn chứ không phải chỉ dựa trên cảm quan của bản thân”, cô Nhung khẳng định.

Được biết, tác phẩm tiếp theo sẽ được cô Nhung phổ nhạc là Vợ nhặt (Kim Lân).

Tin, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)