Sự kiện giáo dục

Phối hợp chặt mới ngăn được bạo lực trên mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Bo lc trên mng xã hi đã tr thành mt vn đ nhc nhi trong xã hi hin đi, gây ra nhng tác đng tiêu cc sâu rng cho cng đng. Vi tính n danh, tc đ lan truyn nhanh chóng và kh năng to ra làn sóng dư lun, các hành vi bo lc mng không ch nh hưng đến tâm lý ngưi dùng mà còn to ra môi trưng đc hi cho xã hi.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, Trưởng phòng Thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM

Để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, các nền tảng mạng xã hội, nhà quảng cáo và chính người sử dụng.

Khó xác đnh và x lý hành vi bo lc trên mng xã hi

Ông Nguyễn Thanh Hòa – Trưởng phòng Thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, cho biết: “Việc xử lý các hành vi bạo lực trên mạng là một thách thức lớn. Để xác định một hành vi có phải là bạo lực trực tuyến hay không, cần phải dựa vào nhiều yếu tố như chủ thể thực hiện, tình huống cụ thể, không gian và môi trường xảy ra sự việc. Mỗi tình huống đều có những đặc thù riêng, đòi hỏi sự thẩm định kỹ lưỡng từ phía các cơ quan quản lý”. Bên cạnh đó, còn có sự phức tạp của những yếu tố như động cơ, ngữ cảnh, và cả mức độ phản ứng của cộng đồng.

Một trong những trở ngại lớn nhất mà các cơ quan chức năng gặp phải khi xử lý bạo lực mạng là tính ẩn danh. Người dùng mạng có thể ẩn danh hoặc tạo ra danh tính giả, điều này khiến cho việc theo dõi và xác định danh tính trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, các nền tảng mạng xã hội thường có quy mô toàn cầu, với người dùng từ nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến vấn đề về thẩm quyền khi xử lý các vi phạm.

Mặc dù vậy, môi trường báo chí chính thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đáng tin cậy và giảm thiểu sự lan truyền của thông tin sai lệch. Các cơ quan chức năng tại TP.HCM đã phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra một môi trường thông tin lành mạnh trên không gian mạng, đảm bảo rằng những nội dung độc hại được kiểm soát tốt hơn.

Quy đnh và khung pháp lý v x lý thông tin sai s tht trên mng xã hi

Để đối phó với tình trạng tin giả và thông tin sai sự thật, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, như Luật An ninh mạng (2018), Luật Công nghệ thông tin (2007), Luật An toàn thông tin mạng (2015) và Nghị định 72. Những quy định này giúp xác định rõ trách nhiệm của những người phát tán thông tin sai sự thật và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Cụ thể, những ai phát tán tin giả, tin sai sự thật và gây tổn hại đến danh dự, uy tín của cá nhân hoặc tổ chức đều có thể bị xử phạt nặng.

Người mẫu Thanh Hằng đệ đơn lên Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tố người mẫu Hoàng Thùy tung tin sai sự thật ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cô

Ông Hòa nhấn mạnh rằng, để xác định mức độ bạo lực mạng, cần phải xem xét đến yếu tố động cơ. Những người gây ra các sự việc về bạo lực trên mạng thường nhắm đến việc thu hút sự chú ý từ công chúng và kích động phản ứng xúc cảm mạnh từ đối tượng bị tấn công. Nếu không có yếu tố này, rất có thể hành vi bạo lực mạng sẽ không xảy ra. Vì thế, các cơ quan chức năng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng để đánh giá xem hành vi có mang tính cố ý hay không.

Trong ngành thông tin truyền thông, hai khái niệm quan trọng liên quan đến tin giả là “misinformation” và “disinformation”. “Misinformation” là thông tin sai nhưng không có ý định gây hại, thường do vô tình cung cấp sai lệch. Ngược lại, “disinformation” là thông tin giả có chủ ý được tạo ra với mục đích gây ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội hoặc tác động đến cảm xúc của cộng đồng. Đây chính là loại thông tin mà Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đang phải đối mặt và xử lý một cách quyết liệt.

Trách nhim ca các bên liên quan trong vic bo v ngưi dùng mng xã hi

Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã phối hợp với nhiều đơn vị chức năng trong TP, bao gồm cả Thành đoàn và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, để xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em và những người yếu thế trên môi trường mạng. Các biện pháp này nhằm đảm bảo an toàn cho những đối tượng không có khả năng tự bảo vệ, trong khi người lớn sẽ có những quy định riêng để bảo vệ quyền lợi của họ. Mục tiêu là xây dựng một môi trường trực tuyến mà ở đó quyền lợi và sự an toàn của mọi người đều được bảo vệ một cách công bằng.

Bo lc mng đi vi ngưi ni tiếng

Vấn đề bạo lực mạng đối với người nổi tiếng là một thách thức đặc biệt. Theo ông Hòa, mô hình kinh doanh dựa trên sự chú ý đã khiến nhiều người cố tình tạo ra các vụ scandal để thu hút dư luận.

“Mô hình kinh doanh của những người muốn tạo ra scandal trên mạng thường có 6 bước, đầu tiên, quy trình này thường bắt đầu bằng việc tạo ra một sự kiện gây sốc. Sau đó, những người này lập ra hai nhóm fan và anti-fan, để hai nhóm tranh cãi, tạo sự chú ý về phía mình. Những người nổi tiếng thường sẵn sàng trả các khoản tiền phạt nhưng vẫn tiếp tục hành động này để duy trì danh tiếng và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng”, ông Hòa cho biết.

Một trong những trở ngại lớn nhất mà các cơ quan chức năng gặp phải khi xử lý bạo lực mạng là tính ẩn danh

Tuy nhiên, ông Hòa cũng nhấn mạnh rằng những người nổi tiếng cần phải có trách nhiệm với các phát ngôn và nội dung mà họ chia sẻ. Họ cần tuân thủ các quy định pháp luật và chịu chế tài nếu vi phạm. Việc không tuân thủ có thể không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng cá nhân mà còn tạo ra môi trường độc hại cho công chúng và những người theo dõi.

Trách nhim ca các nn tng mng xã hi và nhà qung cáo

Theo ông Hòa, có ba yếu tố cần xem xét khi nói đến bạo lực mạng liên quan đến người nổi tiếng: “Có ba yếu tố cần xem xét trong việc người nổi tiếng cố tình tạo scandal. Thứ nhất, nhà cung cấp nền tảng mạng phải chịu trách nhiệm. Thứ hai, nhà quảng cáo cũng sẽ bị xử lý nếu bỏ tiền đầu tư vào các nội dung, video gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự của các tổ chức, cá nhân cũng có trách nhiệm, Cuối cùng, nhà sáng tạo nội dung phải chịu mức xử phạt theo quy định pháp luật nếu vi phạm”.

Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đưa ra những quy định mới về việc livestream và kiểm soát thông tin trên mạng xã hội. Livestream đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc phát tán thông tin, cả tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, việc kiểm soát nội dung livestream hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định về phát ngôn, bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn thông tin sai lệch.

Phm Thanh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)