Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phối hợp hỗ trợ người lao động vượt khó, ổn định cuộc sống

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, nhiu doanh nghip trên đa bàn TP.HCM rơi vào tình trng khó khăn phi ct gim sng ln ngưi lao đng. Vic này đã khiến ngưi lao đng mt vic, phi chuyn sang làm nhng ngh khác đ mưu sinh, không đưc hưng các chế đ bo him. Trưc tình trng này, S Lao đng – Thương binh và Xã hi (LĐ-TB&XH) TP.HCM đã phi hp vi các đơn v liên quan đ chăm lo cho ngưi lao đng, giúp ht qua khó khăn, n đnh cuc sng.


S Lao đng – Thương binh và Xã hi TP.HCM va ký kết quy chế phi hp vy ban MTTQ Vit Nam TP.HCM, Liên đoàn Lao đng TP.HCM và Bo him Xã hi TP.HCM v vn đ lao đng, vic làm trên đa bàn TP.HCM giai đon 2023-2028

T chc sàn giao dch vic làm

Theo ông Lê Văn Thinh (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), TP.HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ. Đây cũng là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, có sức hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cơ cấu kinh tế TP chuyển dịch đúng định hướng, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh đóng góp vào tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP ngày càng cao.

Theo thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn TP.HCM trên 4,6 triệu người, trong đó lao động đang làm việc là khoảng 4,5 triệu người, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm 46,6%. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 213.726 đơn vị trong đó doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 206, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7.184, doanh nghiệp có vốn Nhà nước là 270. Doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 50 lao động chiếm 97,1%, số cơ sở kinh tế cá thể là 434.000 cơ sở với 853.094 lao động làm việc. Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 2.461.000 người.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận có 91.968 trường hợp nghỉ việc tại doanh nghiệp và đề nghị giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, lĩnh vực cắt giảm nhiều lao động thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ là 26.454 người; công nghiệp chế biến, chế tạo là 23.969 người. Ngoài ra còn các lĩnh vực như: Xây dựng; tài chính ngân hàng… TP cũng ghi nhận có 29 doanh nghiệp có số lượng giảm lao động trên 500 người, số lao động giảm là 38.462 người.

“Trước tình trạng đó, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP tổ chức thành công 59 phiên, sàn giao dịch việc làm trực tuyến, tư vấn việc làm cho 69.752 lượt người và có 43.221 người nhận việc, nhất là người lao động tại các doanh nghiệp có người lao động nghỉ việc đồng loạt”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Lê Văn Thinh cho biết. 

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP xảy ra 6 vụ tranh chấp lao động tập thể với tổng số người tham gia là 1.600 người (giảm 3 vụ và giảm 1.700 người tham gia so với cùng kỳ 2022). Việc này xảy ra chủ yếu ở doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, da giày với nguyên nhân tranh chấp về việc trả lương, thưởng Tết. “Các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra trong thời gian ngắn và được tổ công tác liên ngành tiếp cận, hỗ trợ để các bên thương lượng, giải quyết, không để ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động”, ông Thinh nói.

H tr ngưi lao đng

Ông Phạm Minh Tuấn (Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023 Ban vận động TP đã chăm lo cho người lao động với số tiền trên 151 tỷ đồng. So với năm 2022, số tiền chăm lo chỉ 118 tỷ trong khi đó số tiền vận động được giảm 28% nhưng số tiền hỗ trợ lại tăng 27,9%. “Dù vậy nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm sao góp phần hỗ trợ người lao động, tạo ổn định xã hội phát triển kinh tế”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo ông Tuấn, trong điều kiện hiện nay, các ngành, các cấp cũng đang ra sức thực hiện các chương trình, hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội để phát triển TP.HCM trong thời gian tới. Về phía Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ đề xuất các đơn vị có liên quan kiến nghị đơn vị có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến lao động, việc làm. Riêng những đơn vị có tham mưu đến UBND TP.HCM hoặc HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP cũng sẽ đồng hành để tạo cơ chế thuận lợi cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP cũng triển khai các hệ thống tăng cường công tác tuyên truyền, đặc biệt tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động. Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện tốt chức năng giám sát việc chi trả hỗ trợ cho người lao động qua đó kịp thời tạo điều kiện cho cơ sở thực hiện nhiệm vụ đảm bảo các yêu cầu, chính sách, quy định người lao động được hưởng hỗ trợ.

Hiện nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã giám sát các cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc phục hồi và phát triển kinh tế. “Trong thời gian tới, qua việc thực hiện quy chế phối hợp với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP và Bảo hiểm Xã hội TP về vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023-2028, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng, các đơn vị tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin để nắm bắt kịp thời tình hình, “sức khỏe” doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền để đảm bảo tình hình, không để xảy ra những vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người lao động”, ông Tuấn nói.

Về chế độ bảo hiểm, ông Lò Quân Hiệp (Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM) thông tin, hiện nay có rất nhiều lao động trong doanh nghiệp bị sa thải, cắt giảm việc làm. Để mưu sinh, lao động nam phải làm những công việc như: Chạy Grab, giao hàng…; còn nữ bán hàng online, làm những công việc bán thời gian… Do làm những công việc như vậy nên người lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội, dẫn đến thiệt thòi. Để cải thiện tình trạng này, các đơn vị có thẩm quyền phải làm sao để tạo môi trường làm việc cho người lao động để họ được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Đối với doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội TP sẽ phối hợp với các cơ quan, ban ngành tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… giúp người lao động hiểu được quyền và lợi ích khi tham gia, đặc biệt các quyền lợi khi hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… quyền lợi lâu dài như: Hưu trí, tử tuất, những thiệt thòi khi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Ngoài ra, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM sẽ chủ động thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình nợ đọng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… của các doanh nghiệp và cung cấp danh sách doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài cho Sở LĐ-TB&XH TP.HCM để phối hợp đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ cho người lao động. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra ngừng việc tập thể, đình công, chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

Phng Hip

 

Bình luận (0)