Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Phòng bệnh mùa tựu trường

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa tu trưng hàng năm cũng là thi đim giao mùa, thi tiết nóng m là điu kin thun li cho các dch bnh truyn nhim như: tay chân ming, st xut huyết, zona, st phát ban, đau mt đ, si… gia tăng. Trong thi đim dch si đang bùng phát tr li nhiu tnh thành trong đó có TP.HCM, nếu không ch đng phòng bnh thì nguy cơ bùng phát dch tr li là rt ln.

Tr đang điu tr bnh tay chân ming ti Bnh vin Nhi đng 2, TP.HCM

Kh năng lây lan nhanh

Theo các chuyên gia y tế thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm phát triển, trong mùa khai giảng hàng ngàn học sinh trở lại lớp giúp cho những căn bệnh truyền nhiễm này có khả năng bùng phát và lây lan với tốc độ nhanh hơn. Nếu nhiễm bệnh, sức khỏe của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là học sinh, trẻ nhỏ. Cụ thể một số bệnh truyền nhiễm điển hình như: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt phát ban, đau mắt đỏ, sởi, zona… Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, khoảng tháng 8, tháng 9 là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa. Trẻ mắc bệnh thường đi kèm các triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, đau họng và xuất hiện những nốt ban đỏ ở quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, hoặc ở cẳng tay, cẳng chân, mông. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch qua đường nước bọt, dụng cụ sinh hoạt nếu không kịp thời cách ly, trường hợp không được điều trị đúng cách và kịp thời trẻ có thể bị biến chứng nặng dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết, là bệnh thường khởi phát đột ngột và tiến triển qua 3 giai đoạn chính (giai đoạn sốt nóng, trẻ thường bị sốt cao đột ngột lên đến 39 đến 40 độ liên tục trong 3 đến 5 ngày không dứt; giai đoạn xuất huyết, trên da trẻ xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm, có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng, ói hoặc đi tiêu ra máu; giai đoạn sốc, lúc này bệnh tình của trẻ đã chuyển biến nặng thường kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, ly bì hoặc vật vã, chân tay lạnh). Nguồn lây của bệnh từ vật trung gian là muỗi vằn. Bệnh sốt xuất huyết nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng thành xuất huyết não, ảnh hưởng đến tâm thần vận động của trẻ về sau, thậm chí nguy hiểm hơn có thể tử vong. Khác với bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt phát ban lây qua đường hô hấp, khiến trẻ mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, nổi hạch cổ, nổi ban tay chân, vùng mặt… khiến thời gian điều trị kéo dài. Đối với bệnh đau mắt đỏ, theo các chuyên gia dịch tễ, bệnh có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường tăng cao từ khoảng tháng 8 đến tháng 10. Đối với học sinh tiểu học, trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên bệnh dễ diễn tiến nặng, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tổn thương loét giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh.

Ch đng phòng bnh

Trưc thông tin gia tăng dch si, S Y tế TP.HCM đã có công văn gi đến các cơ s y tế, đơn v d phòng, phòng y tế trên đa bàn TP không đưc ch quan, lơ là trong vic phát hin ca bnh, chn đoán và điu tr, kim soát nhim khun, đ phòng tình trng lây nhim chéo, đng thi trin khai các chương trình tiêm chng vc-xin, các bin pháp phòng chng ngăn nga lây lan dch bnh.

Ngoài các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát và lây lan cao, hiện nay là thời điểm dịch sởi đang bùng phát trở lại ở nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM. Cụ thể, trong những ngày vừa qua Bệnh viện Nhi đồng 2 phát hiện một số trẻ đang điều trị có triệu chứng sốt, nổi phát ban, 15/25 bệnh nhi có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các bệnh nhi đều chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi. Các chuyên gia y tế cảnh báo tình trạng gia tăng đột biến ca sởi đang diễn ra tại các tỉnh miền Nam.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo, trước tình hình dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và lây lan nhanh trở lại, đặc biệt trong môi trường học đường, phụ huynh có thể chủ động phòng chống dịch bệnh cho con em mình bằng những biện pháp như: Hạn chế tối đa việc con tiếp xúc với nguồn lây bệnh, tránh để trẻ bị muỗi đốt bằng cách ngủ luôn mắc màn, mặc áo quần dài cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ những khu vực xung quanh nhà, những nơi ao tù nước đọng thường là nơi trú ngụ của muỗi. Đối với trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng, sốt phát ban, đau mắt đỏ… cần được điều trị tại nhà hoặc điều trị cách ly tại bệnh viện, tránh đến chỗ đông người, lớp học khi chưa khỏi hẳn. Phụ huynh nên hướng dẫn con em rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đùa ở nơi công cộng, không dùng chung khăn mặt, đồ chơi, hoặc các đồ dùng cá nhân khác. Các đồ dùng của trẻ bị bệnh cần được rửa sạch và sát trùng khi có dấu hiệu bệnh lây lan thành dịch.

Đối với các bệnh truyền nhiễm đã có vắc-xin phòng bệnh như cúm, sởi, rubella… trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ theo tháng tuổi và đúng thời gian quy định để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Một số bệnh hiện tại vẫn chưa có vắc-xin: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ… ngoài hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây, phụ huynh cần tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch (rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin C, A, D, chất đạm có lợi), hướng dẫn trẻ vận động tập luyện thể thao ở nơi sạch sẽ đúng cách, thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh.

Bài, nh: Hoài Thương 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)