Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phòng chống dịch Covid-19: Chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là ch đo ca Thng Phm Minh Chính trưc din biến mi ca dch bnh Covid-19 trong nưc.


Lc lưng chc năng Đà Nng x pht mt trưng hp không mang khu trang nơi công cng. Ảnh: P.Lệ

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 mới đây, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới; chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, bảo đảm hiệu quả cao nhất…

Chng 2 khuynh hưng – ch quan và hoang mang

Tại cuộc họp này, Thủ tướng thống nhất với nhận định, chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh là rất cao, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Theo đó, phải chống 2 khuynh hướng – một là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; hai là hoảng sợ, hoang mang, dao động, hoặc cực đoan. Vì vậy, phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, xử lý tình huống dựa trên thực tiễn. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ tiên tiến, các biện pháp mạnh; nhập vắc-xin và tiêm vắc-xin trên diện rộng, trong đó ưu tiên các đối tượng tuyến đầu, có nguy cơ lây nhiễm cao.

“Chính phủ kêu gọi toàn thể nhân dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài vì lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng và của quốc gia, dân tộc tự giác thực hiện nghiêm các quy định của các cấp có thẩm quyền về phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch Covid-19”, Thủ tướng kêu gọi.

Về phía Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, từ ngày 5-5, thời gian cách ly tập trung đối với những người có tiếp xúc gần với các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 và các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam sẽ kéo dài 21 ngày thay vì 14 ngày như trước đây.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các địa phương chỉ đạo các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tập trung, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly; bàn giao những người thực hiện xong cách ly cho các địa phương nơi họ sinh sống theo đúng quy định; CDC các địa phương nhận bàn giao cần thực hiện triệt để việc giám sát, theo dõi y tế đối với những trường hợp này trong 7 ngày tiếp theo.

Tăng cưng kim tra phòng dch

Tại TP.HCM, sau khi ghi nhận 1 ca nhiễm mới, nhiều dịch vụ không thiết yếu như karaoke, vũ trường, massage, rạp chiếu phim… đã phải tạm ngưng hoạt động. HS tạm dừng đến trường từ ngày 10-5. Đặc biệt, UBND TP đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19. Đơn vị, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm…

Tại Cần Thơ, BS Nguyễn Phước Tồn – Phó Giám đốc phụ trách điều hành Sở Y tế TP – chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, nhân lực. Tăng cường công tác xét nghiệm sàng lọc, sẵn sàng xét nghiệm khẳng định tại các cơ sở y tế có đủ khả năng trên địa bàn TP. Xây dựng các ê-kíp chuẩn bị điều trị, sẵn sàng tại đơn vị và tiến hành chi viện cho Bệnh viện Lao và Bệnh phổi. Siết chặt an ninh tại các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở điều trị.

CDC TP phối hợp trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức kiện toàn các tổ Covid-19 cộng đồng; tăng cường kiểm tra, rà soát người ngoại tỉnh, người nhập cảnh lưu trú trên địa bàn; khuyến  khích người dân thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện có đối tượng nghi ngờ. Đặc biệt lưu ý khu vực trường học, nhà trọ, khu công nghiệp. Đẩy mạnh kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên và lực lượng công an. 

Ngoài ra, Cần Thơ cũng chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để thành lập bệnh viện dã chiến cấp khu vực (điều trị các ca nhiễm Covid-19 nặng tại khu vực ĐBSCL) tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền; bệnh viện dã chiến của TP tại Trung tâm Y tế Q.Bình Thủy.

Trung đoàn BB932 phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế tiếp nhận, cách ly các trường hợp nghi ngờ.

Cũng theo BS Tồn, Sở Y tế sẽ báo cáo UBND TP để tạm ngừng các hội nghị, hội thảo không cần thiết trong giai đoạn hiện nay…

Lên phương án điu tr cho 1.000 ca

Sau khi phát hiện 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, Đà Nẵng đã dừng các hoạt động không thiết yếu, cho HS nghỉ học và triển khai truy vết thần tốc nhằm khoanh vùng nguy cơ lây lan…

Liên quan đến bệnh nhân 2989, ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho 400 tiểu thương chợ Phước Mỹ (Q.Sơn Trà). Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, các tiểu thương được yêu cầu về nhà tự cách ly, không tiếp xúc với người khác cho đến khi có kết quả xét nghiệm. Lực lượng chức năng cũng tiến hành khử khuẩn toàn bộ khu vực chợ này; chợ cũng đã tạm dừng hoạt động…

Bà Ngô Thị Kim Yến – Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng – cho biết, ngay sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lập tức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Tiến hành điều tra, giám sát yếu tố dịch tễ và quá trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân. Tiến hành truy vết, giám sát, cách ly, lấy mẫu các trường hợp F1, F2, F3 và các trường hợp liên quan theo đúng quy định. Thông báo thông tin bệnh nhân đến CDC Hậu Giang và TP.Cần Thơ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định. Với kinh nghiệm chống dịch từ 2 lần trước và trạng thái luôn sẵn sàng nên khi có dịch thì trạng thái chống dịch, dập dịch ngay lập tức được kích hoạt.

BS Tôn Thất Thạnh – Giám đốc CDC Đà Nẵng – thông tin, ngành y tế TP đã họp bàn và lên kế hoạch thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 với phương án được xây dựng ở 3 mức độ: tiếp nhận điều trị dưới 120 ca, dưới 500 ca và dưới 1.000 ca.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP phải kiểm điểm, đánh giá lại việc thực hiện công tác phòng, chống dịch. Trong đó nêu rõ các mặt hạn chế cũng như trách nhiệm của người đứng đầu và các cơ quan liên quan đến những mặt hạn chế này; nhất là việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền, trong tuần tra, xử lý các hành vi không thực hiện khuyến cáo 5K.

Theo đó, các quận, huyện ở Đà Nẵng đang ra quân nhắc nhở, xử lý các trường hợp không tuân thủ quy định 5K. Tại Q.Thanh Khê, đã nhắc nhở trên 570 trường hợp, cảnh cáo 2 trường hợp, phạt vi phạm 5 trường hợp với số tiền 8 triệu đồng; tại Q.Sơn Trà, ông Nguyễn Văn Hùng – Phó Chủ tịch UBND quận – cho biết, quận đã  lập biên bản xử phạt 8 trường hợp, mỗi người bị phạt 2 triệu đồng. Đây là các trường hợp không đeo khẩu trang, chủ yếu ở cầu Tình yêu và khu vực cầu Rồng. Ngoài ra, lực lượng chức năng tại quận còn lập biên bản nhắc nhở 36 trường hợp.

Tại Q.Hải Châu, ông Lê Tự Gia Thạnh – Chủ tịch UBND quận  – cũng cho biết, địa phương xử phạt 17 trường hợp không tuân thủ quy định 5K. Trong đó có 10 trường hợp bị lập biên bản, phạt tổng số tiền là 18 triệu đồng với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, tập trung đông người.

Q.Liên Chiểu đã nhắc nhở 50 trường hợp tập trung đông người; xử phạt 10 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 10 triệu đồng…

Triu – Phưng – L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)