Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Phòng khám 0 đồng” của các cựu chiến binh

Tạp Chí Giáo Dục

Vi quan nim giúp nhng ngưi nghèo, ngưi vô gia cư, ngưi tàn tt… có đưc mt nơi khám cha bnh chu đáo, tn tâm mà không tn chi phí, các bác sĩ, dưc sĩ, lương y v hưu ca Bnh vin Quân y 175 (Gò Vp, TP.HCM) đã cùng nhau thành lp mt phòng khám t thin đ phc v cho nhng ngưi cn đến.

Y sĩ v hưu Phm Th Hòa đang chn đoán bnh cho bnh nhân

Phòng khám có tên Phòng khám nội tổng hợp, tọa lạc tại số 94/639 Nguyễn Kiệm, phường 3 quận Gò Vấp, TP.HCM. Nơi đây hoạt động từ sáng thứ hai đến sáng thứ sáu hàng tuần.

Chung tay giúp đ ngưi nghèo

Hỏi thăm người thiện nguyện có thâm niên lâu nhất ở đây, cô Đỗ Kim Xuyến (lương y) chỉ tay về phía một người đàn ông tóc bạc phơ và nói: “Chú đó làm ở đây từ những năm 90. Chú tên là Phạm Hồng Kỳ, 76 tuổi, hiện là Phó Trưởng phòng khám”. Thấy ông Kỳ đang cần mẫn phân loại thuốc cho bệnh nhân, tôi mạo phép bước tới trò chuyện. Tại đây ông vui vẻ cho biết, Phòng khám nội tổng hợp được thành lập từ năm 1995 trên đường Lê Lợi (Gò Vấp) do bác sĩ Ngô Thị Thái Nghiêm đứng đầu. Lúc bấy giờ, nơi đây chỉ có 4 bác sĩ, 1 dược sĩ và 3 đông y thay phiên nhau khám chữa bệnh. Dù bận rộn chuyện gia đình nhưng mọi người đều vui vẻ, nhiệt tình làm việc.

Đang ra sức cống hiến cho công việc thiện nguyện, vào năm 2009, Phòng khám nội tổng hợp rơi vào diện quy hoạch làm đường nên phải đập bỏ. Do không tìm được nơi phù hợp xây dựng lại nên từ đó, các bác sĩ, dược sĩ, lương y thiện nguyện đành ngậm ngùi giải tán. Dù vậy nhưng ý niệm giúp người của họ không hề vụt tắt. Thay vào đó, họ thường xuyên đi vận động, kêu gọi Hội Cựu chiến binh góp sức để có điều kiện mở phòng khám mới. Sau nhiều lần đi tới đi lui vận động, năm 2014, Đảng ủy và UBND phường 3 cấp cho họ một căn nhà nhỏ để làm phòng khám. Nhờ mọi người chung tay sửa chữa chẳng lâu sau, phòng khám được đưa vào hoạt động và được Sở Y tế TP.HCM công nhận là địa điểm khám chữa bệnh chính thức cho đến nay.

Cu chiến binh Phm Hng K hnh phúc khi làm công vic thin nguyn

Ban đầu cơ sở vật chất và điều kiện khám chữa bệnh ở đây thiếu thốn đủ thứ. Nhưng bằng cái tâm của người thầy thuốc, thêm vào đó là sự đóng góp, hỗ trợ từ Bệnh viện Quân y 175, các hội viên cựu chiến binh phường, nhà hảo tâm, mạnh thường quân nên đến nay mọi thứ đã đâu vào đấy.

Trong số các bác sĩ, dược sĩ, lương y ở Phòng khám nội tổng hợp, ông Kỳ là một người lớn tuổi nhất. Ông đã khám chữa bệnh cho người nghèo gần 25 năm qua kể từ ngày được nghỉ hưu (1995). Khi được hỏi về động lực giúp mình gắn bó với công việc không lương này, ông Kỳ không ngần ngại chia sẻ: “Là một người lính Cụ Hồ, được cống hiến cho đất nước cho xã hội đó là niềm hạnh phúc của chúng tôi. Với lại, tôi thấy người dân mình còn nghèo. Có những người mắc bệnh nhưng không đi đến bệnh viện vì nếu đến đó họ phải tốn chi phí. Thấy nhiều hoàn cảnh như vậy tôi không cầm lòng được. Vì vậy, tôi ráng dành một chút thời gian để giúp đỡ họ. Biết đâu nhờ bàn tay của mình mà cứu được nhiều người vượt qua cơn bạo bệnh”.

Giúp ngưi bng cái tâm

Cùng chung suy nghĩ với cựu chiến binh Phạm Hồng Kỳ, đến nay, hàng chục bác sĩ, dược sĩ, lương y có thâm niên và tay nghề cao đã đến Phòng khám nội tổng hợp giúp sức. Họ là những người có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều cùng chung nguyện vọng đó là giúp những người nghèo vượt qua cơn ốm đau, bệnh tật mà không cần bổng lộc. Ngoài công tác khám chữa bệnh, nơi đây còn xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt cho bệnh nhân.

Không ch khám cha bnh ti cơ s, các cu chiến binh nơi đây còn thưng xuyên liên kết vi các bnh vin, nhà ho tâm đi khám, phát thuc, tng quà cho bà con vùng sâu vùng xa  các tnh min Đông Nam b.

Từ khi phòng khám thành lập, tiếng tốt ngày càng vang xa, không chỉ có những bệnh nhân trên địa bàn TP.HCM mà người bệnh ở các quận, huyện lân cận cũng tìm đến khám chữa bệnh, trong đó có người đến nhiều lần và cũng có người mới đến lần đầu tiên thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Trung bình mỗi buổi sáng có khoảng 20-30 bệnh nhân đến chẩn đoán huyết áp, tim, mạch… tùy tình trạng bệnh các cựu bác sĩ, dược sĩ có cách điều trị cho bệnh nhân khác nhau. Dù là khám từ thiện nhưng bệnh nhân được tư vấn, khám chữa bệnh rất chu đáo, kỹ lưỡng không khác gì trong bệnh viện. Mỗi người đến khám, đều phải cập nhật thông tin để thuận tiện trong việc theo dõi và thay đổi cách điều trị. Chị Lê Thị Dung (bệnh nhân) cho biết: “Tôi có bệnh lên máu nên thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi. Mỗi lần như vậy tôi đến phòng khám này để các cô, chú theo dõi, cho thuốc uống miễn phí. Ngoài ra họ còn tư vấn rất tận tình, hướng dẫn từng li từng tí để tôi khỏi bệnh. Nếu không có phòng khám này tôi không biết phải làm sao khi nhà thì mẹ quá con côi, gia cảnh nghèo khó. Tôi cảm ơn cô chú nhiều lắm!”.

Không chỉ khám chữa bệnh tại cơ sở, các cựu chiến binh nơi đây còn thường xuyên liên kết với các bệnh viện, nhà hảo tâm đi khám, phát thuốc, tặng quà cho bà con vùng sâu vùng xa ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. Bà Phạm Thị Hòa (y sĩ về hưu) mãn nguyện chia sẻ: “Thấy mình làm công việc thiện nguyện nên con cháu cũng bắt chước làm theo. Tôi cảm thấy vui vì chúng làm được như vậy. Mặc dù công việc nhà rất bận rộn nhưng mỗi người dành ra một chút thời gian để giúp đỡ những người bất hạnh, nghèo khó… tôi tin chắc họ sẽ biết trân quý cuộc sống, biết vươn lên sống tốt hơn vì họ biết rằng đằng sau lưng mình còn rất nhiều người tốt”.

Bài, nh: Kiu Khánh

Bình luận (0)