Cho đến nay, nấm là loại thực vật làm thức ăn rất ngon kể cả người ăn chay và ăn mặn. Có nhiều loại nấm được thu hái, chế biến món ăn như nấm rơm, nấm bào ngư, nấm hương, nấm mối.
Nhưng không hẳn nấm nào cũng ăn được. Nếu không biết cách nhận diện, quen với mỗi loại nấm lành và nấm độc, người ăn nấm chỉ sau nửa giờ sẽ bị ngộ độc, nôn mửa dẫn đến tử vong do không kịp cấp cứu.
Để phòng ngừa ngộ độc nấm, chúng ta cần phân biệt như sau:
– Nấm làm thuốc chữa bệnh gồm: nấm phục linh, linh chi và nấm lim.
– Người tạng yếu, dạ dày bị viêm loét, dị ứng nấm tuyệt đối không nên ăn nấm dù loại lành hay làm thuốc.
– Không nên hái nấm non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) để ăn, vì nấm non dễ bị chất phalin rất độc chưa bị hủy, thường hay gặp ở chồi vừa nhú khỏi mặt đất.
– Phụ nữ có thai không nên ăn nấm vì khó biết nấm độc hay lành. Khi phụ nữ có thai dù cứu được mẹ, thai nhi cũng bị ảnh hưởng, có thể bị độc tố gây dị tật hay tử vong.
– Nếu có người thân ngộ độc nấm, làm ngay động tác móc họng cho nôn.
Người cùng ăn chưa có biểu hiện ngộ độc cũng phải lập tức gây nôn.
– Cách cấp cứu sơ bộ là sau khi gây nôn, cần cho nạn nhân uống nước râu bắp và thêm một muỗng canh muối (nếu không có râu bắp thì pha đậu xanh với đường, nước mía cũng giải độc), sau đó đưa đi bệnh viện.
– Triệu chứng ngộ độc thấy rõ nhất là: hạ huyết áp, mạch chậm, khó thở hoặc thở nhanh. Tứ chi co giật, miệng méo, mắt đỏ hoặc vàng nghệ do bị tổn thương gan, máu não thiếu. Sốt nhẹ, chảy nước mắt, mũi, nước dãi trào ra miệng.
Dưới đây là các loại nấm độc cần nên biết để tránh:
– Ammanita pantheria (nấm màu nâu lốm đốm trắng, đỏ như da báo) chứa độc tố cholin.
– Ammanita philloides (mũ màu xanh thẫm lốm đốm chấm đen) thường mọc ven ở ruộng, rừng ẩm thấp, nơi có phân chó, mèo và thân cây mục.
Độc tố phalin cực mạnh, chỉ ăn 5g sau 30 phút, da tươm máu, mê sảng, người co giật, tiêu ra phân thối lẫn máu khi chưa kịp cấp cứu.
Khi mua nên tránh loại nấm không rõ nguồn gốc.
Đông y sĩ Kiều Bá Long/ TNO
Bình luận (0)