Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phòng ngừa trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng năm gn đây tình trng tr em hư, tr em vi phm pháp lut, thm chí là phm ti đang có chiu hưng gia tăng. Đây là vn đ xã hi cn phi quan tâm gii quyết.

Cha m cn sp xếp hp lý công vic gia đình đ có thi gian trao đi, trò chuyn vi con. Ảnh: I.T

Để phòng ngừa trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật, góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, gia đình phải giữ vai trò nền tảng, then chốt.

1.Thực tiễn trong đời sống xã hội hiện nay cho thấy, nếu chúng ta không tạo dựng được những bầu không khí gia đình ấm cúng, hạnh phúc, biết phát huy những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, ngăn chặn ảnh hưởng những tác động tiêu cực của môi trường xã hội thì gia đình chính là nơi xuất phát điểm đầu tiên của các hành vi vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên. Khi gia đình không còn là cái nôi ấm áp, tỏa sáng niềm tin, sự yêu thương, sẻ chia nhân ái các em sẽ cảm thấy lạc lõng, thiếu tự tin, mất phương hướng. Từ đó, bản thân gia đình sẽ là môi trường “ươm mầm” những thói hư, tật xấu, hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là tội ác ở người chưa thành niên. Để các em trưởng thành có đầy đủ tố chất tốt, sống tử tế, biết yêu thương, không có các hành vi vi phạm pháp luật, gia đình phải hết sức quan tâm đến sự phát triển toàn diện của các em cả về thể chất và tinh thần.

Trước hết, các bậc cha mẹ cần sắp xếp hợp lý công việc gia đình để có thời gian trao đổi, trò chuyện, giao lưu trực tiếp, qua đó hiểu và nắm bắt tình hình phát triển tâm sinh lý của con em mình ở mỗi thời kỳ phát triển. Cùng với các em kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong sự phát triển tâm, sinh lý, trong nhận thức bản thân, cũng như trong giải quyết các mối quan hệ xã hội.

Cùng với đó, cha mẹ cần biết sử dụng phương pháp giáo dục một cách khoa học. Phương pháp giáo dục gia đình chủ yếu là thuyết phục, giảng giải, cùng trao đổi thân tình và làm gương trên cơ sở tình thương yêu của những người ruột thịt. Tôn trọng quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi; tôn trọng nhu cầu chính đáng phù hợp từng độ tuổi của người chưa thành niên. Mọi sự nghiêm khắc hoặc nuông chiều con cái một cách thái quá, nhất là dùng những biện pháp giáo dục sai trái như mắng chửi, xúc phạm, đánh đập, dọa nạt, ngược đãi, bạo hành về tinh thần, thể xác làm cho các em rơi vào trạng thái tinh thần, tình cảm tiêu cực, mất lòng tin, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ và để lại những di chứng nặng nề trong việc hình thành hành vi và thói quen ứng xử sau này. Thường xuyên giáo dục thuyết phục giúp các em nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực xã hội, những bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi; ý thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của việc chấp hành nghiêm pháp luật, cũng như tác hại to lớn của các hành vi sai trái ngay từ trong gia đình như nói dối, trộm cắp, sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích…

2. Tổ chức tốt cuộc sống, học tập sinh hoạt, giao lưu hàng ngày làm cho các thói quen hành vi tốt đẹp dần trở nên nền nếp bền vững trong nhân cách các em. Trong đó, cha mẹ phải luôn là người nêu tấm gương tốt trong học tập công tác, lao động sản xuất, trong đạo đức lối sống, nhất là trong ý thức và hành vi chấp hành pháp luật cho con em mình học tập, noi theo.

Khi các em mắc phải những hành vi sai trái, cha mẹ không nên bỏ qua mà cần tỏ thái độ nghiêm khắc và giải thích cho các em hiểu được sai lầm của mình và tạo cơ hội cho các em nhận lỗi về những hành vi đáng trách, hối hận và biết cách sửa chữa. Khi cần thiết phải sử dụng các biện pháp xử phạt đối với những vi phạm, cần tránh để các em cảm thấy bị sỉ nhục, xúc phạm hoặc bị hành hạ, bởi điều đó có dễ dẫn đến việc hình thành ở các em tâm lý chai lỳ, tiêu cực hoặc sử dụng các hành vi bạo lực vào giải quyết các mối quan hệ xã hội của bản thân. Do đó, phải hết sức thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng và chỉ nên sử dụng các phương pháp kỷ luật tích cực, kết hợp với giáo dục thuyết phục và tạo cho các em có cơ hội nói lên tiếng nói của mình, đặc biệt là giải thích nguyên nhân về những hành vi sai trái của mình.

Đối với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn, cha mẹ đang chấp hành án phạt tù, hoặc cha mẹ qua đời sớm… Những người chưa thành niên rơi vào hoàn cảnh này thường thiếu thốn tình cảm và các điều kiện được chăm sóc nuôi dưỡng, dẫn tới dễ bị tổn thương về tâm lý, mất phương hướng hành động và bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội. Bởi vậy, hơn ai hết các đối tượng người chưa thành niên này cần được sự quan tâm của các cấp các ngành, nhất là nêu cao vai trò trách nhiệm của người giám hộ trong việc quản lý giáo dục các em, đảm bảo những điều kiện cần thiết để các em được chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển bình đẳng với các trẻ em cùng trang lứa.

Đ Thúy Trình – Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)