Y tế - Văn hóaThư giãn

Phòng tranh của một nhà giáo

Tạp Chí Giáo Dục

V và con ca thy giáo Nguyn Trung Hiếu ti trin lãm

Trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm Khoa Ngữ văn Trường ĐH Vinh (1959-2019) có rất nhiều cuộc triển lãm về sự hình thành và phát triển của Khoa Ngữ văn rất đáng chú ý. Nhưng đặc biệt nhất là Phòng triển lãm tranh của một thầy giáo từng giảng dạy tại khoa, đó là thầy Nguyễn Trung Hiếu (1925-1995) được nhiều người đón nhận. Vốn là giáo viên dạy phần văn học trào phúng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 với các tác giả Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, thầy giáo Nguyễn Trung Hiếu còn có niềm đam mê lớn lao về hội họa. Tuy nhiên, cho đến khi thôi cầm phấn, thầy giáo Hiếu mới bắt đầu cầm cọ sáng tác.

Tuy số lượng tranh không nhiều nhưng với chất liệu bột màu trên giấy là chủ yếu, chủ đề tranh vẽ của ông rất phong phú. Đó là cảnh làng quê vùng đất Diễn Châu, Nghệ An với cây đa, bến nước, cánh đồng lúa giai đoạn trước năm 1975 như các bức Nhớ đượm chiều, Nhớ làng, Trên đường sơ tán, Phong cảnh… Nhân vật đi vào tranh nhiều nhất của nhà giáo quê Diễn Châu là các thiếu nữ, tiêu biểu là Bức nàng Mona Lisa của Việt Nam, Nắng thu, Kiều Loan… trong tư thế xõa tóc ngắm trăng, đi xe đạp, gánh nước nhưng rất tình tứ.

Theo chia sẻ của PGS.TS Phan Xuân Dũng: “Từ ý tưởng của một người bạn dạy cùng khoa, chúng tôi đã tổ chức một cuộc triển lãm hồi cố những tác phẩm hội họa của thầy Nguyễn Trung Hiếu. Thầy Hiếu là một nhân cách đặc biệt, một nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, một nghệ sĩ tài hoa, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều thế hệ học trò. Xét từ góc độ chuyên môn, những tác phẩm hội họa của thầy còn có nhiều điểm “dở dang”, nhưng chúng có khả năng gây xúc động mạnh, gợi nhớ về tình thế và trạng thái tồn tại của cả một thời. Thiếu thốn, nghèo khó đến cùng cực. Nếu muốn bộc lộ con người thật của mình, người ta đã phải vượt qua rất nhiều cấm cản, ngờ vực…”.

Phòng triển lãm “Nguyễn Trung Hiếu – Một họa sĩ tài tử” đã đón nhận rất nhiều sự quan tâm của nhiều thế hệ giảng viên, sinh viên Khoa Ngữ văn. Đây còn là tấm lòng của đồng nghiệp và học trò của một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, người nghệ sĩ độc đáo khi nhớ về những người thầy đáng kính đã khuất. 

Ngọc Quang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)